• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

HIỂM HỌA KHI DÙNG SON TRỘN

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Hiểm họa khi dùng son trộn: Nhiều nơi sản xuất các loại son không rõ nguồn gốc, gắn mác thương hiệu sang chảnh, được bán với giá siêu rẻ. Bác sĩ từng tiếp nhận trường hợp nào đến khám do dùng son giả? Cảnh báo về tác hại khi dùng son giả.

 

Xem thêm

Phun xăm thẩm mỹ cho bé gái 5 tuổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Hỏi – Đáp: Tẩy tế bào chết, có hại không?

Hỏi – Đáp: Làn da được cấu trúc như thế nào?

Nấm da đầu mùa mưa và cách phòng tránh

Nguyên nhân gây nứt môi, khô môi?

Môi là cơ quan tương đối đặc biệt, bởi vì:

  • Lớp bao phủ môi không phải là da, cũng không phải là niêm mạc mà trong chuyên môn gọi là bán niêm mạc.
  • Đây là điểm nhấn nổi bật cho khuôn mặt, thể hiện sức khỏe và sự tươi trẻ của mỗi người.
  • Bán niêm mạc môi được đệm phía dưới bởi một lớp cơ rất dầy và mạnh mà không có lớp mỡ như ở da, chứa nhiều thụ thể cảm giác, chứa rất ít sắc tố melamin và không có tuyến nhờn.

Hiểm họa khi sử dụng son giả son nhiễm chì

Do đó môi rất dễ bị khô, nứt nẻ và đau rát, gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày.

Tình trạng khô – nứt môi có thể do những nguyên nhân sau:

  1. Tiếp xúc với gió, ánh nắng mặt trời hoặc không khí khô – lạnh
  2. Một số bệnh lý mạn tính gây tắc nghẽn đường thở như viêm mũi dị ứng, các bạn này sẽ cố gắng thở qua đường miệng thường xuyên
  3. Viêm da tiếp xúc do dùng mỹ phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc da
  4. Dùng một số thuốc, đặc biệt là các thuốc điều trị mụn trứng cá
  5. Do thói quen liếm môi thường xuyên
  6. Mất nước
  7. Chế độ ăn uống hàng ngày không cân đối, chẳng hạn thiếu vitamin B cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của làn môi
  8. Hiếm hơn là trường hợp khô nứt môi kéo dài do bệnh lý của da niêm mạc như chàm, viêm môi do nhiễm trùng hoặc những bệnh nội khoa khác

Bởi vì môi là cơ quan thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài và rất ít được chúng ta chú ý đến việc chăm sóc bào vệ môi chống lại các tác hại từ môi trường như anmt, không khí khô lạnh. Vì thế cứ mỗi mùa lạnh đến là số lượng các bạn bị khô nứt môi tăng lên rất nhiều.

Các biện pháp để ngăn ngừa tình trạng này?

Khô nứt môi sẽ gây cản trở các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta như ăn, nói, cười … và có thể gây đau rát, mất tự tin trong sinh hoạt. Hơn nữa việc chữa trị và phòng ngừa tình trạng này không mấy khó khăn. Một số biện pháp mà chúng ta có thể áp dụng nhằm tránh hiện tượng khô nứt môi như sau:

  1. Dùng son dưỡng môi: đây là một trong những công cụ rất hữu hiệu và tiện dụng. Đối với chị em phụ nữ chúng ta, son dưỡng môi vừa có tác dụng chăm sóc cho làn môi vừa có tác dụng làm đẹp. Còn đối với nam giới, các bạn có thể mua dùng các thỏi son dưỡng môi không màu. Hiện tại, trên thị trường đã có son dưỡng môi dành riêng cho nam. Chúng ta cần bôi trước khi đi ra ngoài môi trường lạnh khô hoặc ở trong phòng máy lạnh; nên bôi lặp lại nhiều lần hoặc khi cảm thấy lớp son bị mất đi do ăn uống.
  2. Tránh liếm môi: Bởi vì nước bọt sẽ bị bốc hơi rất nhanh và làm cho môi khô hơn so với trước khi liếm. Do đó, thay vì liếm môi thì các bạn nên tập thói quen thoa son dưỡng môi thường xuyên bằng cách để thỏi son ở những vị trí dễ lấy như trong giỏ xách tay hoặc ví tay đối với các bạn nữ hoặc trong túi áo quần đối với các bạn nam.
  3. Uống nhiều nước: Nhất là vào mùa khô lạnh, nhiệt độ và độ ẩm của không khí giảm. Da và niêm mạc cũng như làn môi sẽ dễ bị mất nước. Do đó chúng ta nên uống khoảng 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày tùy theo môi trường làm việc. Lưu ý khi uống chúng ta cần hạn chế để nước dính vào môi bởi vì khi nước bay hơi sẽ làm môi bị khô rát hơn.
  4. Giữ ẩm cho không khí trong môi trường sống hoặc làm việc: dùng máy giữ ẩm hoặc để chậu nước trong phòng máy lạnh.
  5. Tập một số thói quen: không dùng xà bông rửa môi sau khi ăn, lau khô môi bằng các chất liệu ẩm mịn.
  6. Chế độ dinh dưỡng: ăn uống đầy đủ các vitamin tốt cho môi, đặc biệt là vitamin nhóm B. Các vitamin này có trong lúa mì non, lúa mạch, đậu nành, ngó sen, nho khô, đu đủ, mít, dứa, rau diếp…

Người tiêu dùng cần phải quan tâm đến vấn đề gì khi mua son dưỡng môi? Và nên sử dụng sản phẩm như thế nào cho hợp lý?

Hiện tại trên thị trường có khá nhiều sản phẩm son dưỡng môi, các bạn nên chọn cho mình những sản phẩm chất lượng đảm bảo của những công ty có uy tín. Đặc biệt là các sản phẩm dạng dược mỹ phẩm thì càng tốt. Một số lưu ý để chúng ta có thể chọn được một thỏi son dưỡng môi lý tưởng:

  1. Thành phần của thỏi son phải bao gồm 3 nhóm chính:
  • Các hoạt chất giữ ẩm từ thiên nhiên như Lanolin, dầu khoáng, dầu olive, sáp ong
  • Các hoạt chất giúp chống lão hóa làn môi như vitamin E, lô hội (alovera)
  • Chất chống nắng: sản phẩm nên có chỉ số chống nắng SPF > 15

Như tôi đã nói ở trên, môi chịu tác động thường của các yếu tố môi trường (đặc biệt là anmt). Do đó môi là vùng bao phủ cơ thể nhạy cảm và dễ bị lão hóa nhất.

  1. Sản phẩm đã được sự chấp thuận của các cơ quan y tế có thẩm quyền.
  2. Thỏi son không chứa chất gây dị ứng đối với mỗi cá nhân. Việc xác định chúng ta có dị ứng với thỏi son đó hay không có thể được thực hiện bằng cách bôi thử trên một vùng nhỏ 1 ngày trước khi quyết định bôi trên toàn bộ làn môi.

Chúng ta nên sử dụng son dưỡng môi như thế nào cho đúng cách?

  • Bôi trước khi đi ra ngoài hoặc đi vào làm việc trong môi trường máy lạnh.
  • Bôi lặp lại nhiều lần trong ngày (khoảng 3 – 4 lần) hoặc bôi lại ngay khi lớp son cũ bị trôi do ăn uống.
  • Bảo quản thỏi son nơi thoáng mát, đậy nắp kín ngay sau khi sử dụng, không sử dụng những thỏi son đã bị khui ra quá lâu.
  • Đối với các bạn có cơ địa dị ứng thì nên tư vấn BS chuyên khoa Da liễu trong việc chọn lựa son hoặc khi có các dấu hiệu khô, đỏ, ngứa, rát, nứt môi.
Share348SendSend
Previous Post

HIỂM HỌA TỪ KEM TRỘN

Next Post

CÓ NÊN TRANG ĐIỂM KHI TẬP THỂ THAO, TẬP GYM

Related Posts

Bệnh Da Liễu

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

by Quý
29/03/2023
0

Tẩy tế bào chết, hay tẩy da chết, là một bước cần thiết để dưỡng da. Tuy nhiên nếu tẩy...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

27/03/2023

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

22/03/2023

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

19/03/2023
Load More
Next Post

CÓ NÊN TRANG ĐIỂM KHI TẬP THỂ THAO, TẬP GYM

Bài xem nhiều

Bệnh Da Liễu

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

by Quý
29/03/2023
0

Tẩy tế bào chết, hay tẩy da chết, là một bước cần thiết để dưỡng da. Tuy nhiên nếu tẩy...

Read more

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM