• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Hiện tượng Raynaud

ThS.BS Trần Ngọc Khánh Nam

Credit: instagram/Jenni Falconer

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Hiện tượng Raynaud (Raynaud phenomenon) là một rối loạn mạch máu đặc trưng bởi sự có thắt động mạch ngắt quãng của các đầu ngón, thường gặp nhất là do trời lạnh hoặc stress. Triệu chứng đặc trưng với sự thay đổi của bàn tay từ trắng sang xanh tím đến đỏ, tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng sẽ trải qua 3 pha như vậy. Hiện tượng Raynaud có thể là tiên phát hoặc thứ phát.

Xem thêm

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Hiện tượng Raynaud tiên phát điển hình thường theo một tiến trình ít trầm trọng hơn so với Raynaud thứ phát. Ở hiện tượng Raynaud tiên phát, sự co mạch không liên quan tới tổn thương thiếu máu cục bộ hoặc liên quan tới bệnh lí nền khác.

Hiện tượng Raynaud tiên phát đặc trưng ở độ tuổi trẻ (dưới 30 tuổi) ở tất cả các ngón đối xứng hai bên trừ ngón cái và không đau. Bệnh nhân thường không có tiền sử bệnh lí mạch máu ngoại vi hoặc tổn thương thiếu máu. Kháng thể kháng nhân bình thường hoặc thấp (trong miễn dịch huỳnh quang gian tiếp) và mao mạch nếp móng bình thường.

Hiện tượng Raynaud thứ phát liên quan tới bệnh lí nền bên dưới, thường là bệnh lí mô liên kết trong đó xơ cứng bì là phổ biến nhất. Bởi vì co mạch có liên quan tới thiếu máu cùng lúc, các cơn này xuất hiện thường đặc trưng bởi đau xuất hiện trên các ngón không đối xứng hoặc bàn tay. Loét hoặc hoại tử các ngón, lõm búi mao mạch ngón, mao mạch nếp móng ngoằn nghèo với mao mạch bất thường có thể xuất hiện.

Có thể liên quan với Lupus đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, tăng áp phổi, cước đầu ngón, bệnh lí máu ác tính,…

Chẩn đoán:

Các ngón tay bị tổn thương thường có ít nhất 2 màu thay đổi: Trắng – xanh – tím hoặc đỏ.

Các ngón tay bị tổn thương thường có ít nhất 2 màu thay đổi: trắng-xanh tím- và/hoặc đỏ, và thường theo thứ tự đó mặc dù không phải trong tất cả trường hợp.

Loét hoặc hoại tử có thể do thiếu máu trong hiện tượng Raynaud thứ phát.

Khám mao mạch nếp móng thường bình thường ở hiện tượng Raynaud tiên phát, trong khi mao mạch giãn và ngoằn nghèo với các vòng mao mạch có thể thấy trong hiện tượng Raynaud thứ phát.

Tai, ngón chân cái và quầng vú có thể bị mà có thể kèm hoặc không kèm tổn thương ở ngón.

Hiện tượng Raynaud tiên phát: thường khởi phát trước 30 tuổi, đối xứng thường ngón cái không bị, không hoặc đau nhẹ, mao mạch quanh nếp móng bình thường, tự kháng thể âm tính hoặc thấp, không có loét hay hoại tử.

Hiện tượng Raynaud thứ phát: không đối xứng, những đợt bệnh xảy ra thường xuyên, đau nhiều, xuất hiện loét hoặc hoại tử, tự kháng thể dương tính, mao mạch nếp móng giãn, tiền sử gia đình có thể có người mắc rối loạn tự miễn.

Nếu có vết loét hoặc hoại tử ở ngón thứ phát sau thiếu máu, hoặc nguyên nhân tấn công bên dưới. Hiện tượng Raynaud tiên phát không liên quan tới những nguyên nhân cố định. Tuy nhiên, việc không có hiện tượng thiếu máu cục bộ và hoại tử cũng không loại trừ được hiện tượng Raynaud thứ phát

Hiện tượng Raynaud chủ yếu chẩn đoán trên lâm sàng. Khi đưa ra chẩn đoán trên lâm sàng cần xem xét tiền sử sử dụng thuốc để loại trừ các nguyên nhân do thuốc và kiểm tra để loại trừ các bệnh lí mô liên kết.

Điều trị

Cần lưu ý các thay đổi thói quen về lối sống: ngưng hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc lạnh, giảm các stress tâm lí, và ngưng hoàn toàn các thuốc làm nặng bệnh.

Cần lưu ý các thay đổi thói quen về lối sống: ngưng hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc lạnh, giảm các stress tâm lí, và ngưng hoàn toàn các thuốc làm nặng bệnh là chỉ định đầu tay cho cả hiện tượng Raynaud tiên phát hoặc thứ phát.

Loại trừ các phơi nhiễm nghề nghiệp, môi trường và thuốc. Người bệnh nên tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột (bao gồm máy lạnh bật nhiệt độ thấp vào mùa hè), tập thói quen làm ấm tay và giảm các sang chấn tâm lí.

Hút thuốc và các thuốc kích thích thần kinh giao cảm dùng trong điều trị rối loạn Tăng động giảm tập trung (ADHD) và đau nữa đầu có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng. Chưa có bằng chứng thuyết phục về việc tránh estrogen, caffeine hoặc các chẹn Beta không chọn lọc có thể giúp cải thiện.

Đối với hiện tượng Raynaud thứ phát, phải tối ưu hoá điều trị bệnh lí nền bên dưới. Bệnh nhân mắc hiện tượng Raynaud cần được tư vấn bởi các bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa như Da liễu, Huyết học, Thấp học và ngoại mạch máu.

Đối với những trường hợp nhẹ đến trung bình không đáp ứng với những thay đổi thói quen thì đầu tiên sử dụng các tthuốc chẹn kênh canxi hoặc ức chế PDE-5, nitrate bôi tại chỗ hoặc chen thụ thể angiotensin hoặc nhóm ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI).

Lựa chọn thứ hai cho các trường hợp bệnh nặng thì bổ sung thêm Aspirin 81mg/ngày, hoặc thêm prostanoid, tiêm botilinum toxin cho những bệnh. nhân kháng trị. Đối với xơ cứng bì, bắt đầu với ức chế endothelin 1. Nếu tình trạng thiếu máu cục bộ có thể de doạ hoại tử hoặc cắt cụt, nên cắt hạch giao cảm ngón kèm với dùng thuốc.

Tags: Hiện tượng RaynaudThS.BS Trần Ngọc Khánh Nam
Share348SendSend
Previous Post

Rửa mặt đúng cách: Nghệ thuật đã được ứng dụng thành công

Next Post

Ghẻ – căn bệnh do ký sinh trùng gây ra

Related Posts

Bệnh da tự miễn

Guselkumab cải thiện triệu chứng viêm khớp vảy nến

by Quý
19/02/2023
0

Những bệnh nhân sử dụng guselkumab liên tục trong 6 tháng đã có sự cải thiện đáng kể có ý...

Read more

Bác sĩ của bạn: Mụn trứng cá ở người trưởng thành

15/06/2021

Những dạng phát ban chỉ báo dấu hiệu COVID-19

07/05/2021
Load More
Next Post

Ghẻ - căn bệnh do ký sinh trùng gây ra

Bài xem nhiều

Bệnh Da Liễu

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

by Quý
29/03/2023
0

Tẩy tế bào chết, hay tẩy da chết, là một bước cần thiết để dưỡng da. Tuy nhiên nếu tẩy...

Read more

Lạm dụng tẩy tế bào chết – Tưởng lợi nhưng hại không tưởng!

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM