• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Hội chứng Skeeter

ThS.BS Thái Thanh Yến

Phản ứng quá mẫn khi bị muỗi đốt được gọi “hội chứng Skeeter”. Hội chứng Skeeter xảy ra khi phản ứng cục bộ chuyển sang toàn thân, kéo dài hơn bình thường và tạo ra vết sưng tấy nghiêm trọng hơn.

Định nghĩa

– Hội chứng Skeeter là một phản ứng đặc biệt dữ dội khi bị muỗi đốt.

Xem thêm

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 14

Các công nghệ đột phá trong điều trị da liễu – thẩm mỹ

Những điều bạn cần biết về ung thư da đầu

Ung thư da sống được bao lâu?

– Hội chứng Skeeter xuất hiện khác với phản ứng bình thường khi bị muỗi đốt do cơ thể tạo ra phản ứng phòng vệ nghiêm trọng hơn, làm tình trạng sưng tấy và ngứa lan rộng hơn.

Phản ứng quá mẫn khi bị muỗi đốt được gọi “hội chứng Skeeter”, phản ứng cục bộ chuyển sang toàn thân, kéo dài hơn bình thường và tạo ra vết sưng tấy nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng

– Các triệu chứng có thể bắt đầu vài phút và kéo dài vài tuần sau khi bị muỗi đốt, thường gồm:

* Sưng nề một vùng hồng ban lớn quanh vết đốt. Ví dụ như sưng nề vùng mặt, mắt và chân tay.

* Thay đổi kết cấu hoặc nhiệt độ da.

* Ngứa.

* Đau hoặc nhức xung quanh vết đốt.

* Trong một số trường hợp nghiêm trọng, muỗi đốt có thể gây bầm tím và phồng rộp.

* Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2015, một số người có thể bị sốt, nôn mửa hoặc khó thở.

– Hội chứng Skeeter làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da như viêm mô tế bào do vết tích cào gãi và chà xát khi ngứa.

Nguyên nhân

– Hội chứng Skeeter là tình trạng cơ thể phản ứng dị ứng với protein có trong nước bọt của muỗi khi bị muỗi cái đốt da và hút máu (muỗi đực không đốt).

– Khi muỗi đốt cơ thể, chúng sẽ tiêm một lượng nhỏ nước bọt có chứa protein như một chất gây dị ứng và tiết ra histamine cho khu vực đó. Chất histamine sẽ gây sưng tấy và ngứa ngáy khi bị côn trùng cắn, đốt.

– Những người mắc hội chứng Skeeter có phản ứng nghiêm trọng hơn với nước bọt so với những người khác.

Nhóm người nguy cơ

Bất cứ ai cũng có thể phát triển hội chứng Skeeter. Tuy nhiên, một số người có nguy cơ cao hơn, chẳng hạn như:

– Trẻ sơ sinh.

– Trẻ nhỏ.

– Những người trước đây không bị muỗi đốt nhiều.

– Người tiếp xúc với loài muỗi mới.

– Những người đã bị muỗi đốt và mẫn cảm với nước bọt của muỗi nhưng chưa phát triển khả năng miễn dịch tự nhiên.

– Những người có hệ miễn dịch yếu.

Chẩn đoán

– Thường có thể chẩn đoán hội chứng Skeeter bằng cách quan sát vết muỗi đốt để tìm dấu hiệu phản ứng nghiêm trọng.

– Không có xét nghiệm máu nào xác định chắc chắn hội chứng Skeeter. Thay vào đó, bác sĩ có thể đặt câu hỏi để quyết định xem người bệnh có mắc hội chứng Skeeter hay không.

Phương pháp điều trị

– Dùng thuốc kháng histamine đường uống.

– Bôi kem steroid vào vết muỗi đốt.

– Dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để điều trị cơn đau hoặc sốt.

– Chườm đá hoặc chườm lạnh cũng có thể hữu ích vì đôi khi vết cắn trở nên đỏ, nóng và trông có vẻ nghiêm trọng.

Phòng ngừa

– Một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa hội chứng Skeeter là phòng muỗi đốt ngay từ đầu. Ngay cả khi không mắc hội chứng này, vết muỗi đốt vẫn có thể gây khó chịu.

– Các bước có thể thực hiện để ngăn ngừa muỗi đốt, bao gồm:

* Sử dụng thuốc chống côn trùng.

* Mặc áo dài tay và quần dài để bảo vệ vùng da hở khỏi muỗi.

* Xử lý quần áo bằng permethrin 0,5%, một loại thuốc trừ sâu.

* Sử dụng màn chống muỗi nếu đi đến nơi không có máy điều hòa hoặc nếu ngủ ngoài trời.

* Kiểm tra những nơi dễ ứ đọng nước như xô và chậu cây hằng tuần.

Nguồn: https://vnexpress.net/hoi-chung-skeeter-4667600.html

Tags: hội chứng SkeeterThS. BS. Thái Thanh Yếnvết muỗi đốt
Previous Post

Hình xăm có thể kích hoạt bệnh vảy nến

Next Post

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM tổ chức Chương trình đào tạo Y khoa về nám da

Related Posts

Chăm sóc da

HTV9 – Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì – Bác sĩ của bạn

by vuong
03/07/2024
0

https://www.youtube.com/watch?v=nwF-Cvge2zI Chương trình "BÁC SĨ CỦA BẠN" - MỤN TRỨNG CÁ Ở TUỔI DẬY THÌ Chương trình phát sóng trên...

Read more

HTV9 – Dị Dạng Mạch Máu – Bác sĩ của bạn

03/07/2024

Alobacsi: Biện pháp khử thâm môi

13/01/2024

Nhiều người tiền mất tật mang vì sập bẫy dịch vụ làm đẹp ngày Tết

10/01/2024
Load More
Next Post

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM tổ chức Chương trình đào tạo Y khoa về nám da

Bài xem nhiều

Đào tạo

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

by vuong
23/04/2025
0

Kính thưa Quý đồng nghiệp, Ngày nay, các vấn đề liên quan đến rụng tóc đang trở thành mối quan...

Read more

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Điều trị nám da, tàn nhang, đồi mồi bằng công nghệ cao – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Công nghệ Pico laser điều trị nám, tàn nhang, xóa xăm…liệu có hiệu quả – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status