“Hiện đang là xu hướng” Bạn có thường xuyên nhìn thấy cụm từ này khi lên mạng không? Khi nói đến xu hướng điều trị mụn trứng cá (AV), mặc dù có những sự bổ sung mới về sarecycline đường uống và giải phóng bọt minocycline tại chỗ, sự hạn chế dùng thuốc kháng sinh kéo dài để kiểm soát mụn trứng cá là động lực thúc đẩy việc tìm phương án mới.
Gần đây đã có ý kiến cho rằng việc sử dụng spironolactone có khả năng vượt trội hơn so với kháng sinh uống trong điều trị cho những bệnh nhân nữ bị mụn trứng cá. (1)
Mụn trứng cá là một rối loạn viêm mạn tính ở da với cơ chế bệnh sinh phức tạp. Bốn yếu tố chính có vai trò trong bệnh sinh mụn trứng cá: tăng tiết bã nhờn và rối loạn tiết bã nhờn, thay đổi sự sừng hóa của ống dẫn bã nhờn, vi khuẩn Cutibacterium acnes (C. acnes, trước đây là Proprionibacterium acnes, P. acnes) và sự viêm.
Các nội tiết tố chính gây ra sự phát triển của mụn trứng cá bao gồm nội tiết tố androgen, insulin và yếu tố tăng trưởng giống insulin-1. (2) Các phương thức điều trị mụn trứng cá có sẵn bao gồm:
- Thuốc bôi ngoài da: kháng khuẩn (benzoyl peroxide, clindamycin, erythromycin), retinoids (tretinoin, adapalene, tazarotene), các loại khác (dapsone, azelaic acid)
- Thuốc uống: kháng sinh (tetracyclines, macrolid, sulfamethoxazole trimethoprim), liệu pháp nội tiết tố (thuốc tránh thai, spironolactone)
- Isotretinoin
- Liệu pháp thủ thuật (lấy nhân mụn, lột da bằng hóa chất) (3)
- Phương pháp điều trị mới (laser, liệu pháp quang động)
Tập trung vào liệu pháp nội tiết tố, Zaenglein khẳng định: “Liệu pháp tránh thai kết hợp và sử dụng spironolactone là những liệu pháp nội tiết tố có hiệu quả đối với mụn viêm ở bệnh nhân nữ và có thể cân nhắc sử dụng ở những bệnh nhân không đáp ứng với các liệu pháp điều trị tại chỗ đơn thuần.” (4)
Spironolactone được dung nạp tốt, đặc biệt ở liều thấp. Các tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm kinh nguyệt không đều (giảm bớt khi dùng đồng thời thuốc tránh thai), căng tức vú, tăng kích thước vú, mệt mỏi, chóng mặt và nhức đầu. Ở phụ nữ trẻ, khỏe, không cần thiết phải theo dõi nồng độ kali. (3)
Thuốc kháng androgen tại chỗ có thể có hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá không? Các bác sĩ da liễu đã sử dụng ketoconazole tại chỗ trong nhiều năm để điều trị viêm da tiết bã, bệnh vẩy nến và bệnh da liễu. Ketoconazole ức chế sinh tổng hợp ergosterol của nấm và có khả năng ức chế chọn lọc 17,20-desmolase và 17-alpha-hydroxylase với liều 400-600 mg/ngày.
Ketoconazole cũng có thể ức chế sự phát triển của P. acnes và làm giảm hoạt động của P. acnes lipase phụ thuộc vào liều lượng. Mặc dù ketoconazole đường uống đã được báo cáo cải thiện mụn trứng cá (5), nhưng do độc tính với gan và kéo dài QT tiềm ẩn, thuốc không nên được sử dụng cho mục đích này.
Chaottawornsak và cộng sự đã đánh giá hiệu quả và độ an toàn của kem ketoconazole đối với mụn trứng cá nhẹ ở phụ nữ trưởng thành (AFA) bằng cách thực hiện một thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng với giả dược, nghiên cứu sử dụng ketoconazole 2% và kem giả dược hai lần mỗi ngày trong 10 tuần.
Họ đánh giá sự cải thiện mức độ nghiêm trọng lâm sàng, được đo bằng điểm AFA do các nhà nghiên cứu và người tham gia đánh giá, và sự thay đổi số lượng mụn trứng cá. Bốn mươi mốt người tham gia đã đăng ký vào nghiên cứu.
Tỷ lệ người tham gia cải thiện mụn trứng cá so với ban đầu (42,9% so với 9,5%, P = 0,015) và tỷ lệ thành công (45,0% so với 14,3%, P = 0,043) ở nhóm ketoconazole cao hơn đáng kể so với nhóm giả dược. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là khô và ngứa. Tỷ lệ thay đổi số lượng mụn trứng cá giảm đáng kể so với ban đầu nhưng không khác biệt về mặt thống kê giữa hai nhóm.
Hạn chế của nghiên cứu này là thời lượng ngắn ở những đối tượng chỉ bị mụn trứng cá nhẹ. Các tác giả kết luận rằng liệu pháp ketoconazole đơn trị liệu cho thấy hiệu quả hợp lý trong việc cải thiện AFA với tính an toàn tuyệt vời. Họ gợi ý rằng ketoconazole được coi là một lựa chọn điều trị khả thi cho những bệnh nhân điều trị AFA. (6)
Spironolactone đường uống chỉ được kê đơn cho phụ nữ bị mụn trứng cá và những nghiên cứu ketoconazole tại chỗ chỉ được ứng dụng ở phụ nữ. Hiện tại, không có toa thuốc antiandrogen tại chỗ cho mụn trứng cá. Kem clascoterone (CB-03-01, Cortexolone 17α propionate), một chất ức chế thụ thể androgen tại chỗ mới hiện đang được nghiên cứu đối với mụn trứng cá.
(7) Tôi chưa bao giờ do dự kê toa ketoconazole tại chỗ cho nam giới bị viêm da tiết bã; nếu điều này được chứng minh là có hiệu quả đối với mụn trứng cá ở nam giới hoặc phụ nữ thì không cần chần chừ với liệu trình điều trị này.
Nhiều nghiên cứu đã được chứng nhận để xác định xem ketoconazole tại chỗ có lợi ở nam giới hoặc phụ nữ bị mụn trứng cá trung bình đến nặng. Thật đáng tiếc biết bao nếu một lựa chọn tốt để điều trị mụn đã ở trước mắt chúng ta trong nhiều năm (trong khi lại chỉ sử dụng nó trong điều trị bệnh da liễu khác)!
Điểm cần nhớ: Mặc dù dữ liệu là sơ bộ, kem ketoconazole tại chỗ có thể được chứng minh là một chất bôi ngoài da có giá trị đối với mụn trứng cá dựa trên sự ức chế C. acnes lipase và hoạt động kháng androgen.
Quan điểm của các chuyên gia của chúng tôi
Joshua Zeichner, Trợ lý Giáo sư MD, Khoa Da liễu Bệnh viện Mount Sinai, Thành phố New York
Mặc dù là lý do số một khiến bệnh nhân đến gặp bác sĩ da liễu, nhưng phương pháp điều trị mụn hiệu quả và dung nạp tốt vẫn chưa được đáp ứng được nhu cầu. Công nghệ, kĩ thuật hiện có hiệu quả với đa số bệnh nhân, tuy nhiên khả năng dung nạp của các thuốc bôi ngoài da như benzoyl peroxide hạn chế việc sử dụng chúng ở những người có làn da nhạy cảm.
Với khả năng dung nạp tốt, Ketoconazole tại chỗ đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ để điều trị cả bệnh nấm da cũng như viêm da tiết bã. Bên cạnh đặc tính kháng nấm, dữ liệu gần đây chứng minh tác dụng kháng khuẩn chống lại P. acnes cho thấy ketoconazole là một lựa chọn điều trị tiềm năng để điều trị mụn trứng cá.
Với khả năng dung nạp tuyệt vời của nó, ketoconazole có thể được coi là một liệu pháp thay thế cho những bệnh nhân không dung nạp các phương pháp điều trị mụn trứng cá tại chỗ truyền thống. Chúng tôi đang thiếu các nghiên cứu đối đầu so sánh ketoconazole với các lựa chọn hiện có, nhưng các nghiên cứu ban đầu đã mang lại kết quả đầy hứa hẹn.
Các nghiên cứu hiện đang được tiến hành để đánh giá tác động của ketoconazole đối với hệ vi sinh vật và cần có thêm nghiên cứu để đánh giá bất kỳ tác động nào lên tuyến bã nhờn. Tuy nhiên, trong lịch sử, với việc điều trị rộng rãi tăng tiết bã nhờn mà không để lại nhiều biến chứng đến sức khỏe, việc sử dụng ketoconazole tại chỗ trong điều trị mụn trứng cá cũng có thể an toàn.
Tiến sĩ Zeichner đã tiết lộ các mối quan hệ với những công ty sau đây cho AAD tại thời điểm xuất bản: AbbVie, Galderma Laboratories, LP, Johnson & Johnson Consumer Products Company, La Roche-Posay Laboratorie Pharmaceutique, L’Oreal USA Inc., Pfizer Inc., Sanofi / Regeneron, Sun Pharmaceutical Industries Ltd., Unilever, và Valeant Pharmaceuticals International. Thông tin đầy đủ có tại coi.aad.org.
- Barbieri JS, Choi J, James WD, Margolis DJ. Sự thực của việc sử dụng thuốc spironolactone so với kháng sinh uống để quản lý bệnh nhân nữ bị mụn trứng cá. JAm Acad Dermatol 2019; 81: 848-851.
- Cong TX, Hao D, Wen X, Li XH, et al. Từ cơ chế bệnh sinh của mụn trứng cá đến các tác nhân chống mụn trứng cá. Arch Dermatol Res 2019; 311: 337-349.
- Marson JW, Baldwin HE. Tổng quan về liệu pháp trị mụn, phần 2; Liệu pháp nội tiết và istotretinoin. Dermatol Clin 2019; 37: 195-203.
- Zaenglein AL. Mụn trứng cá. N Engl J Med 2018; 379: 1343-1352.
- Unno M, Cho O, Sugita T. Ức chế hoạt động của Propionibacterium acnes lipase bởi tác nhân chống nấm ketoconazole. Microbiol Immunol 2017; 61: 42-44.
- Chottawornsak N, Chongpison Y, Asawanonda P, Kumtornut C. Đơn trị liệu bằng kem ketoconazole 2% tại chỗ cải thiện đáng kể mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành: Một thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi có đối chứng với giả dược. J Dermatol 2019; 46: 1184-1189.
- Rosette C, Agan FJ, Mazetti A, Moro L, Geroloni M. Cortexolone 17α-propionate (Clascoteron) Là một chất đối kháng thụ thể Androgen mới, ức chế sản xuất lipid và tế bào viêm từ các tế bào mô trong thuốc. Dermatol 2019; 18: 412-418.
Tất cả nội dung được tìm thấy trên Dermatology World Insights and Inquiries, bao gồm: văn bản, hình ảnh, video, âm thanh hoặc các định dạng khác, chỉ được tạo cho mục đích thông tin. Nội dung thể hiện ý kiến của các tác giả và không được hiểu là quan điểm chính thức của AAD về bất kỳ chủ đề nào được đề cập. Nó không nhằm mục đích thay thế cho lời khuyên, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.