Cơ quan lớn nhất trong cơ thể chúng ta không phải là tim hay não, mà chính là bộ da của chúng ta với diện tích khi trải rộng ra khoảng 1,85m2 ở người lớn
Mặc dù các vùng da khác nhau có những đặc điểm khác nhau nhưng chúng có chung các chức năng như đổ mồ hôi, cảm nhận nóng lạnh và mọc lông.
Khi da chịu một vết cắt sâu hoặc bị thương nói chung, sau khi hồi phục, vùng da đó nhìn rất khác mô lành xung quanh và đôi khi mất các chức năng vốn có một thời gian hoặc vĩnh viễn.
Để hiểu hiện tượng này, mời các bạn xem qua cấu trúc của làn da.
Lớp trên cùng được gọi là thượng bì – Epidermis, chứa chủ yếu các tế bào cứng chắc tên là Keratinocyte hay gọi là tế bào sừng, có tác dụng bảo vệ.
Thượng bì bong tróc và thay mới mỗi ngày nên các tổn tương chỉ đến lớp bì sẽ rất dễ lành.
Ngược lại các tổn thươnh đến lớp bì – Dermis nơi chứa nhiều mạch máu, tuyến và đầu mút thần kinh lại có thể gây mất chức năng da.
Tổn thương tại lớp bì – Dermis sẽ kích hoạt 4 pha liên tiếp của quá trình lành thương.
Giai đoạn đầu tiên, Hemostasis – đông cầm máu: ngay thời điểm này cơ thể đối diện với hai mối nguy cơ: chảy máu và mất toàn vẹn hàng rào vật lý của da.
Lúc này, các mạch máu sẽ co lại để giảm lượng máu chảy gọi là hiện tượng giãn mạch và hình thành cục máu đông, khi ấy hai nguy cơ kể trên tạm thời được xử lý.
Nhưng bản thân cục máu đông từ các tế bào máu là chưa đủ vững chắc, nên có một protein đặc biệt mang tên Fibrin sẽ di chuyển tới cục máu đông và hình thành các liên kết chéo, ngăn chặn triệt để máu chảy từ trong ra ngoài và vi khuẩn xâm nhập từ ngoài vào trong.
Khoảng 3 giờ sau tổn thương, da bắt đầu đỏ, báo hiệu giai đoạn tiếp theo, Inflammation – giai đoạn viêm.
Trong giai đoạn này, cơ thể sẽ gửi đến vị trí bị thương một số tế bào để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh đã xâm nhập được vào trong trước khi giai đoạn 1 hoàn thành.
Một trong những tế bào quan trọng nhất là Macrophage – đại thực bào. Đây là hàng phòng thủ đầu tiên của cơ thể và các tế bào này sẽ nuốt chững vi khuẩn và mô tổn thương; đồng thời đại thực bào còn tiết ra các yếu tố tăng trưởng để thúc đẩy lành thương.
Để đại thực bào có thể di chuyển từ lòng mạch đến vị trí thương tổn, các mạch máu đang co lại trong giai đoạn Hemostasis – đông cầm máu trước đó sẽ giãn ra, gọi là hiện tượng giãn mạch.
Sau 2 – 3 ngày, các nguyên bào sợi sẽ tiến vào trong vết thương, giai đoạn này được gọi là Proliferative – hay giai đoạn tăng sinh. Tiếp theo đó là sự lắng đọng collagen hình thành nên các mô liên kết thay thế cho các sợi fibrin hình thành ở giai đoạn 1 – Hemostasis. Khi các tế bào của lớp thượng bì phân chia và tái tạo lớp ngoài cùng của làn da, lớp bì co lại để đóng chặt vết thương.
Cuối cùng là giai đoạn Remodeling hay giai đoạn tái tạo, vết thương dần trưởng thành khi các collagen được sắp xếp lại và chuyển đổi thành các dạng cụ thể.
Giai đoạn trên có thể kéo dài đến tận 1 năm, trong thời gian này khả năng co dãn của da được cải thiện, đồng thời mạch máu và các liên kết khác của da được củng cố.
Theo thời gian, mô mới có thể đạt được 50 – 80% chức năng ban đầu, tỉ lệ này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương và chức năng của bản thân làn da.
Chúng ta đều biết sẹo luôn là một vấn đề lớn trong thực hành lâm sàng của chuyên khoa da liễu. Và dù đã có rất nhiều tiến bộ vượt bật trong nghiên cứu khoa học về sự lành thương, vẫn còn khá nhiều vấn đề cơ bản chưa được hiểu rõ.
Ví dụ như chuyện các nguyên bào sợi fibroblast đến từ mạch máu hay từ các mô xung quanh vết thương? Và vì sao một số động vật có vú như hươu, nai có tốc độ lành thương nhanh hơn chúng ta?
Nếu trả lời được các câu hỏi này, không chừng một ngày nào đó, chúng ta có thể tự chữa lành vết thương còn nhanh đến nỗi các vết sẹo chỉ còn là một phần của ký ức.
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=TLVwELDMDWs