• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Nên chích vaccine ngừa virus viêm gan B trong sang thương hay trong cơ để điều trị các bệnh nhân có mụn cóc lan tỏa?

ThS. BS. Lê Minh Châu

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Vaccine ngừa virus viêm gan siêu vi B (HBV) là một loại vaccine an toàn và hiệu quả, được dùng trên mọi đối tượng kể cả trẻ mới sinh. Liệu pháp miễn dịch kháng nguyên tại sang thương đang trở thành một trong những phương pháp hiệu quả điều trị mụn cóc.

Xem thêm

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Liệu pháp này kích hoạt đáp ứng quá mẫn muộn thông qua hoạt hóa tế bào lympho CD4 và tăng tiết các cytokine của tế bào Th1 có khả năng kháng virus HPV (như IL-2, TNF-α, IFN-g).

Đáp ứng miễn dịch và sự sản xuất Th1 và Th2 cytokine sau chích vaccine thqay đổi trên từng đối tượng khác nhau. Đã từng có nghiên cứu trước đây cho thấy khả năng điều trị mụn cóc của vaccine ngừa HBV nhưng tỉ lệ thành công khá thấp, chỉ dừng ở mức 20,7%.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu quyết định tiến hành nghiên cứu để đánh giá và so sánh tính hiệu quả và an toàn trong điều trị mụn cóc giữa 2 phương thức tiêm trong sang thương và tiêm trong cơ vaccine ngừa HBV.

Các nhà nghiên cứu quyết định tiến hành nghiên cứu để đánh giá và so sánh tính hiệu quả và an toàn trong điều trị mụn cóc giữa 2 phương thức tiêm trong sang thương và tiêm trong cơ vaccine ngừa HBV. Ảnh minh họa

Nghiên cứu được thực hiện trên 60 bệnh nhân độ tuổi từ 10 – 54,  có từ 3 đến 20 mụn cóc và mỗi mụn cóc có kích thước từ 3 – 5mm. Các bệnh nhân này được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm.

Nhóm A gồm 30 bệnh nhân tiêm 0,2ml vaccine ngừa HBV (GeneVac-B 10 mL vial, Serum Institute of India Ltd., Pune, India) vào mụn cóc lớn nhất bằng kim tiêm insuline, mỗi lần chích cách nhau 2 tuần, mỗi bệnh nhân chích tối đa 5 lần (có thể ít hơn nếu sang thương biến mất sớm).

Nhóm B gồm 30 bệnh nhân tiêm vaccine ngừa HBV vào trong cơ bằng kim tiêm 25G, với những bệnh nhân từ 19 tuổi trở xuống, liều vaccine là 0,5 ml; nếu lớn hơn, liều vaccine dùng là 1ml. Vaccine sẽ được tiêm 3 lần theo lịch (mũi 2 cách mũi 1 1 tháng và mũi 3 cách mũi 2 5 tháng). Sau khi kết thúc điều trị, bệnh nhân được yêu cầu quay lại mỗi 6 tháng để đánh giá về tình trạng tái phát của mụn cóc.

Đáp ứng được đánh giá thông qua sự giảm về kích thước mụn cóc thông qua hình ảnh ghi nhận từ trước điều trị và các lần tái khám. Mức đáp ứng được phân thành 3 loại: đáp ứng hoàn toàn, đáp ứng một phần và không đáp ứng.

Bệnh nhân được xem là đáp ứng hoàn toàn khi không còn mụn cóc và da vùng bị mụn cóc trở về bình thường. Đáp ứng một phần khi bệnh nhân có kích thước mụn cóc giảm từ 50 – 99% và bệnh nhân được xem là không đáp ứng khi kích thước mụn cóc giảm dưới 50%. Việc đánh giá kết quả này sẽ được thực hiện bởi 2 bác sĩ da liễu không biết gì về nghiên cứu này.

Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhóm A (nhóm chích tại sang thương) có 7 bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn (23,3%), 5 bệnh nhân đáp ứng một phần (16,7%) và 18 bệnh nhân không đáp ứng (60%).

Trong khi đó, nhóm B (nhóm tiêm trong cơ) có 15 bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn (50%), 1 bệnh nhân đáp ứng một phần (3,3%) và 14 bệnh nhân không đáp ứng (50%).

Liệu pháp miễn dịch kháng nguyên tại sang thương đang trở thành một trong những phương pháp hiệu quả điều trị mụn cóc. Ảnh minh họa

Sự khác biệt trong tỉ lệ đáp ứng giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05) nhưng sự khác biệt về tỉ lệ sạch mụn cóc giữa 2 nhóm lại không có ý nghĩa thống kê. Ở nhóm B, những bệnh nhân đã từng tiêm vaccine ngừa HBV trước đây có đáp ứng lâm sàng tốt hơn và sớm hơn so với những người chưa tiêm (p<0,001).

Các tác dụng phụ gặp ở cả 2 nhóm là đau tại vị trí tiêm, phù nề, hồng ban. Tỉ lệ tác dụng phụ ở cả 2 nhóm không khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Trong số các bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn, nhóm A và nhóm B đều có 1 bệnh nhân bị tái lại sau 6 tháng (tỉ lệ lần lượt là 14,3% và 6,7%)

Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, các tác giả đề nghị cần tiến hành nhiều nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn và có sự đối đầu giữa liệu pháp tiêm vaccine HPV tiêm trong cơ và liệu pháp tiêm vaccine HBV trong cơ (đặc biệt là vaccine HBV thế hệ 3) để khẳng định lại tính hiệu quả của vaccine HBV trong điều trị mụn cóc.

Intralesional Versus Intramuscular Hepatitis B Virus Vaccine in the Treatment of Multiple Common Warts

Tags: mụn cóc lan tỏaThS.BS Lê Minh Châuvaccine ngừa virus viêm gan B
Share348SendSend
Previous Post

Gene nhạy cảm với bệnh viêm da cơ địa

Next Post

Thuốc 5-Fluorouracil thoa: Liệu pháp điều trị bạch biến đầy hứa hẹn

Related Posts

Các Bệnh Da Khác

Trẻ em bị sẩn teo da (Atrophic Papulosis) thường kèm triệu chứng tiêu hóa và thần kinh

by Quý
14/02/2023
0

Dữ liệu từ nghiên cứu đăng trên Journal of the European Academy of Dermatology & Venerology cho thấy khác với...

Read more

Tại sao da mặt nhiều đàn ông đẹp hơn phụ nữ?

13/02/2023

Chàng trai chi tiền triệu mỗi tháng để đầu tư chăm sóc da, skincare

13/02/2023

Bác sĩ da liễu, thẩm mỹ da lý giải vì sao nam giới ít chăm sóc da, skincare, nhưng da vẫn đẹp

13/02/2023
Load More
Next Post

Thuốc 5-Fluorouracil thoa: Liệu pháp điều trị bạch biến đầy hứa hẹn

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

by Quý
27/03/2023
0

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM