• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Nhiều người TP HCM dính độc kiến ba khoang

Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da

Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM mỗi tuần điều trị khoảng 70 – 100 bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do dính độc của kiến ba khoang.

Xem thêm

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Điều trị nám da, tàn nhang, đồi mồi bằng công nghệ cao – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Công nghệ Pico laser điều trị nám, tàn nhang, xóa xăm…liệu có hiệu quả – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Theo BSCKI Thạch Văn Toàn, khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược, số bệnh nhân dính độc kiến ba khoang tăng cao ba tháng qua khi TP HCM vào mùa mưa. Do độ ẩm cao, kiến ba khoang cư trú ở bụi rậm, ruộng, theo ánh đèn bay vào nhà sau cơn mưa, mang theo nọc độc dính vào người gây ngứa.

Bệnh viện Da liễu TP.HCM cũng tiếp nhận trung bình 3-5 ca/ngày viêm da do kiến ba khoang. Nhiều người đến khám trong tình trạng vết thương bị nhiễm trùng, sưng nề lan rộng, mưng mủ.

Bác sĩ Toàn cho hay kiến ba khoang gây bệnh không phải là đốt mà do dịch có chất độc tiết ra dính vào da hay qua tay, gây viêm da tiếp xúc tại chỗ. Tổn thương thường gặp ở những người làm việc dưới ánh đèn do bị kiến rơi vào cổ, mặt, thân mình và vô tình giơ tay đập, quệt, chà xát khiến dịch dính vào da. Ngoài ra, kiến ưa thích ánh sáng đèn nên bay vào trong nhà, đậu trên quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn… Nếu vô tình tiếp xúc với chất độc kiến tiết ra, bệnh nhân cũng sẽ bị tổn thương da.

Dấu hiệu dính độc kiến ba khoang tấn công là nổi mụn nước, bóng nước trên nền hồng ban sau khi tiếp xúc với độc tố 12-36 giờ. Hình dạng tổn thương thường gặp là những vệt đường thẳng dài do vô tình dùng tay quệt hoặc gãi làm độc tố lan theo đường gãi. Người bệnh có thể cảm thấy ngứa hoặc bỏng rát, một số ít trường hợp phản ứng viêm mạnh có thể sốt nhẹ hoặc nổi hạch vùng lân cận.

Một trong những sai lầm khiến nhiều người phải nhập viện điều trị là không đến bệnh viện khám mà tự mua thuốc về uống và bôi vì tưởng mắc bệnh zona (giời leo). Điều này vô tình làm cho tổn thương lan rộng hơn. Các bác sĩ chuyên khoa da liễu cảnh báo, không điều trị hoặc điều trị không đúng có thể làm tình trạng viêm da diễn tiến nặng nề hơn, dẫn đến tạo thành vết loét hoặc bị nhiễm trùng.

Bác sĩ Toàn cho rằng từng bệnh nhân sẽ có những tình trạng khác nhau. “Tổn thương nhẹ hay nặng có liên quan đến lượng độc tố trên thân kiến tiếp xúc da nhiều hay ít cũng như việc có được chăm sóc ban đầu đúng hay không”, bác sĩ Toàn nói.

Do đó, bác sĩ Toàn khuyến cáo ngay sau khi tiếp xúc hay nghi ngờ tiếp xúc kiến ba khoang, cần rửa vị trí tổn thương với nhiều nước sạch, cồn 70 độ hoặc betadine. Nếu bị tiếp xúc vùng mắt, cần rửa nhiều bằng nước muối sinh lý 0,9%.

Trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, chỉ cần dùng các sản phẩm dịu nhẹ để chăm sóc da. Nếu tổn thương lan rộng, gây phù nề nhiều, hay có triệu chứng toàn thân, cần bổ sung thuốc uống như kháng histamine, kháng sinh, corticoid, giảm đau…

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bôi và điều trị, cần thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa. Bệnh nhẹ, được điều trị đúng, thường khỏi sau vài ngày mà không bị di chứng. Nặng hơn, da xuất hiện hồng ban, mụn mủ nhiều hoặc bội nhiễm do thói quen đắp thuốc lá cây dân gian, dẫn đến sẹo xấu, sẹo co rút, sẹo mất sắc tố, gây mất thẩm mỹ, đặc biệt ở vùng mặt hoặc mắt, cần điều trị thời gian dài và tốn kém.

Để phòng tránh, nên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, phát quang cây cối, bụi rậm. Khu vực sinh sống có kiến ba khoang, cần hạn chế mở cửa, giảm sử dụng nhiều bóng đèn hoặc buông rèm để che ánh sáng lọt ra ngoài thu hút kiến, có thể sử dụng lưới chống côn trùng.

Trước khi dùng quần áo, khăn mặt, chăn màn, nên kiểm tra kỹ, giũ sạch. Sử dụng bình xịt côn trùng gia dụng, xịt vào các chân tường, bậc cửa ra vào, cửa sổ để ngăn kiến bò vào nhà. Khi phát hiện kiến ba khoang, mọi người nên bình tĩnh thổi nhẹ hoặc hất chúng bay đi, tránh bắt giết, chà xát khiến dịch tiết dính vào da.

Nguồn: https://vnexpress.net/nhieu-nguoi-tp-hcm-dinh-doc-kien-ba-khoang-4658962.html

Tags: BSCKI Thạch Văn Toànđộc kiến ba khoangkiến ba khoang cắn
Previous Post

Báo cáo lâm sàng: Sử dụng gel silicone sau Laser CO2 trong điều trị sẹo lõm

Next Post

Chuyên gia chỉ cách dưỡng sáng da nhạy cảm chuẩn khoa học

Related Posts

Nổi bật

Chọn lựa nào trong chống chảy xệ khuôn mặt ở độ tuổi trung niên?

by Quý
24/11/2023
0

BS CKI. Thạch Văn Toàn đang công tác tại Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học...

Read more

Hiểm họa từ các sản phẩm tẩy trắng da cấp tốc

26/10/2023

Nấm da đầu

01/09/2023

Có nên triệt lông bằng laser?

31/08/2023
Load More
Next Post

Chuyên gia chỉ cách dưỡng sáng da nhạy cảm chuẩn khoa học

Bài xem nhiều

Đào tạo

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

by vuong
23/04/2025
0

Kính thưa Quý đồng nghiệp, Ngày nay, các vấn đề liên quan đến rụng tóc đang trở thành mối quan...

Read more

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Điều trị nám da, tàn nhang, đồi mồi bằng công nghệ cao – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Công nghệ Pico laser điều trị nám, tàn nhang, xóa xăm…liệu có hiệu quả – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status