• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Những điều nên và không nên khi nặn mụn

BSCKI Trần Hạnh Vy

Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm dậy thì. Vậy thực sự có nên nặn mụn hay không và nặn như thế nào để an toàn. Xin mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây theo khuyến cáo của giới da liễu và thẩm mỹ.

Xem thêm

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Có bao nhiêu loại mụn ?

Thông thường, trên gương mặt xuất hiện nhiều loại mụn, như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, sẩn viêm, mụn mủ, nang, cục,… Cách gọi này dựa trên tình trạng “sức khỏe” của mụn như mụn viêm và không viêm. Mụn viêm là những mụn có tình trạng viêm, đau nhức như mụn mủ, nang, cục, sẩn đỏ… Mụn không viêm là các loại mụn đầu đen, mụn đầu trắng…

Mụn đầu trắng, nhóm mụn nhỏ trên da, chứa bã nhờn và tế bào da chết và có màu trắng. Chúng có thể dễ dàng điều trị bằng tái tạo da hóa học.

Đối với mụn đầu đen, khi mụn mở ra, dầu bị oxy hóa, khiến nó có màu sẫm hơn. Có thể xử lý chúng tương tự như mụn đầu trắng, làm sạch kỹ, thường xuyên và tái tạo da bằng hóa học. Ảnh minh họa

Mụn đầu đen là nơi tích tụ bã nhờn, tế bào da và vi khuẩn. Đối với mụn đầu đen, khi mụn mở ra, dầu bị oxy hóa, khiến nó có màu sẫm hơn. Có thể xử lý chúng tương tự như mụn đầu trắng, làm sạch kỹ, thường xuyên và tái tạo da bằng hóa học.

Mụn sẩn viêm (Papules), thực chất là mụn đầu đen hoặc đầu trắng khi bị viêm sẽ chuyển thành các nốt sẩn viêm có đường kính 1 – 3mm. Loại mụn này có đặc điểm là đỏ, sưng nhẹ, đau khi chạm vào, có nhân là chất bã màu trắng ngà vàng. Nếu tự ý nặn hoặc ép mụn ra có thể làm nặng hơn, nguy cơ tạo sẹo rất cao.

Sẩn mụn mủ (Pustules): Đặc thù nhóm mụn này là có mủ và quầng viêm đỏ bao xung quanh, kích thước từ 1-5 mm. Không nên nặn mụn cho đến khi mụn mủ khô lại, nhân mụn trồi lên. Nói cách khác, chỉ nặn khi mụn khi đã chín.

Nang, bọc, nốt, cục, dạng mụn này nặng hơn nhiều so với mụn nhọt thông thường. Chúng nằm sâu trong da, xảy ra khi các lỗ chân lông bị nghẽn và dẫn đến nhiễm trùng gây đau và chậm lành. Đây là dạng mụn viêm nghiêm trọng nhất. Chúng được phát triển từ các loại mụn trên.

Do đó cách trị các loại mụn cũng trở nên khó khăn hơn. Mụn tiến triển sâu bên trong da và gây đau, có đường kính từ 1-3cm. Nếu mắc các loại mụn này nên đi khám da liễu để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, không nên tự chữa vì có thể gây viêm nhiễm, nguy cơ để lại sẹo cao.

Hướng dẫn cách nặn mụn đúng cách

Trước khi nặn mụn, hãy cân nhắc các lựa chọn thay khác như đến bác sĩ da liễu khám, loại bỏ mụn bằng các dụng cụ lấy mụn chuyên dụng và vô trùng. Lợi thế là giúp giảm nguy cơ tái nhiễm, an toàn, ít để lại sẹo…

Tiếp theo là chườm nóng, giúp làm giãn lỗ chân lông. Khi các lỗ chân lông được mở ra bằng cách chườm nóng, mụn tự mở và tự bong ra.

Sử dụng phương pháp điều trị tại chỗ không kê đơn như dùng acid salicylic, lưu huỳnh và benzoyl peroxide có nồng độ thấp với thành phần hoạt tính phù hợp. Thử phương pháp điều trị gia truyền, đặc biệt là các nốt mụn sưng tấy như dùng muối nở (baking soda), mặt nạ dầu cây chè, mặt nạ than hoạt tính, dùng hydrogen peroxide..

Để tránh việc nặn mụn bị sưng hay nặn mụn bị thâm, tốt nhất là nên để mụn tự lành. Nếu buộc phải xử lý, bạn có thể áp dụng quy trình nặn mụn đúng cách. Chẳng hạn chỉ nặn với những mụn không viêm hay những mụn đã chín, mọc riêng, sờ không thấy đau.

Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như cây nặn mụn, bông gòn, tăm bông, nhíp gắp mụn. Dùng cồn để vệ sinh cây nặn mụn và nhíp gắp mụn. Tiếp đến là rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt, lau khô da . Xông hơi da mặt để các lỗ chân lông giãn nở, giup nặn dễ dàng và ít đau. Có thể bổ sung thêm vài giọt tinh dầu tràm trà, oải hương… vào nước xông để tăng hương vị và kích thích lỗ chân lông nong rộng.

Dùng đầu ngón tay trỏ và giữa có kèm bông gòn cố định vùng da cần nặn mụn. Dùng dụng cụ chuyên nặn mụn ấn nhẹ để đầu mụn ra ngoài dễ dàng. Cần lấy sạch hết nhân mụn, sau đó dùng bông gòn lau sạch dịch và máu chảy ra.

Làm gì sau khi nặn mụn?

Sau khi nặn mụn cần vệ sinh sạch da để ngừa viêm nhiễm. Sử dụng thuốc có chứa benzoyl peroxide bôi lên vùng da vừa nặn mụn. Nó sẽ giúp kháng viêm, hồng ban, thâm mụn, và giúp đốm mụn mau khô hơn. Nếu mụn tái phát nhiều lần, không có dấu hiệu thuyên giảm, nên đi khám bác sĩ da liễu để được tư vấn và xử lý kịp thời.

Sau khi nặn nên việc giữ vệ sinh da mặt sạch sẽ, chăm sóc da bằng một chế độ vệ sinh khoa học, lành mạnh… để phòng ngừa mụn chính là cách điều trị mụn tốt nhất. Tổng thể, sau khi nặn mụn nên duy trì tốt các bước sau: luôn làm sạch da; sử dụng kem hoặc thuốc đặc trị; hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời; không chạm tay lên mặt; duy trì cuộc sống vận động, năng tập thể dục thể thao; hạn chế trang điểm và nên tẩy tế bào chết định kỳ.

Tags: BSCKI Trần Hạnh VyChăm sóc da sau khi nặn mụnnặn mụn
Previous Post

Những điều cần biết về ung thư da trong mùa nắng nóng

Next Post

Xài thuốc nhuộm tóc không nguồn gốc, tróc da đầu như chơi

Related Posts

Chăm sóc da

Bác sĩ chỉ ra những loại mụn không nên nặn

by vuong
28/08/2024
0

Nặn mụn là biện pháp tác động cơ học giúp loại bỏ nhân mụn ra khỏi nền da ngay lập...

Read more

Loại mụn nào không nên nặn?

18/08/2024

Thời điểm tuyệt đối không nên nặn mụn

15/08/2024

Viêm da dị ứng là bệnh gì?

22/02/2024
Load More
Next Post

Xài thuốc nhuộm tóc không nguồn gốc, tróc da đầu như chơi

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
14/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status