Theo nghiên cứu, tiêm filler bằng cannula sẽ ít gây tắc mạch hơn là tiêm filler bằng kim nhọn nhưng cả 2 phương pháp này đều an toàn.
Bác sĩ Murad Alam của khoa Da Liễu, trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern (Mỹ) và đồng sự cho biết “Việc sử dụng các chế phẩm filler tiêm được đóng gói để làm đầy mô mềm trong điều trị sẹo mụn, chấn thương, teo mô mỡ ở bệnh nhân HIV, mất thể tích do lão hoá, nếp nhăn da và các chỉ định khác đang có xu hướng tăng”.
Các loại filler thuộc nhóm dẫn xuất của hyaluronic acid, calcium hydroxylapatite, polymethylmethacrylate microspheres và poly-L-lactic acid được đưa vào vùng nối bì-mô dưới da thông qua kim hay microcannula dùng 1 lần. Tình trạng tắc mạch có thể xảy ra ở một cài bệnh nhân tiêm filler.
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu đánh giá về việc tiêm chích, lượng filler tiêm và tình trạng tắc mạch của 1.7 triệu ca tiêm được thực hiện bởi 370 bác sĩ da liễu.
Trong 6.410 ca tiêm bằng kim có 1 ca tắc mạch trong khi chỉ có 1 ca tắc mạch trong 40.882 ca tiêm bằng cannula (P<0.001).
Xác suất tắc mạch giảm đi 77,1% khi tiêm bằng cannula so với khi tiêm bằng kim và nếu việc tiêm thực hiện bởi các bác sĩ da liễu có trên 5 năm kinh nghiệm thì xác suất tắc mạch giảm đi 70,7%.
Không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ tắc mạch giữa các loại filler khi tiêm bằng cannula. Phân tích đa biến dữ liệu những trường hợp tiêm bằng kim nhọn cho thấy khi tiêm poly-L-lactic acid sẽ giảm nguy cơ tắc mạch xuống 72,5% so với tiêm hyaluronic acid.
Thêm vào đó, dữ liệu của nghiên cứu cũng cho thấy cứ mỗi lần tiêm thêm bằng kim nhọn trong 1 tuần sẽ giúp nguy cơ tắc mạch giảm 3%, trong khi với nhóm tiêm bằng cannula, nguy cơ này không thay đổi theo số lần tiêm trong tuần.
Các tác giả cho biết “So với tiêm bằng kim nhọn thì tiêm bằng cannula ít tắc mạch hơn. Nhưng dựa vào các dữ liệu được phân tích thì cả kim nhọn và cannula đều an toàn khi dùng để tiêm filler. Tỉ lệ tắc mạch khi bác sĩ da liễu tiêm chỉ ở mức dưới 1/5000.