• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Laser Nd: YAG 1064nm và PDL 595nm điều trị mụn trứng cá hiệu quả ngang nhau

BS.CKI Dương Phương Chi

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Theo dữ liệu nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Journal of Cosmetic Dermatology, ở những bệnh nhân bị mụn trứng cá mức độ nhẹ đến trung bình, việc sử dụng laser Nd: YAG 1064 nm xung dài (1064nm long-pulsed neodymium: yttrium-aluminum-garnet laser) và laser 595 nm (PDL – pulsed dye laser) là những phương pháp có khả năng làm giảm mụn viêm và hồng ban sau mụn cho hiệu quả như nhau.

Xem thêm

Chữa bệnh theo “mẹo”, mang sẹo

Trẻ hóa vùng quanh mắt: Đánh giá toàn diện và lựa chọn sản phẩm phù hợp là chìa khóa của sự hiệu quả

Làm sao khử thâm môi an toàn?

Cách chăm sóc da sau thủ thuật laser

Nghiên cứu split-face được tiến hành trên 34 bệnh nhân đang làm việc tại một trường đại học, bị mụn trứng cá mức độ nhẹ đến trung bình. Bệnh nhân được chỉ định làm 3 lần điều trị Nd: YAG 1064 nm ở 1 bên mặt và PDL 595 nm ở bên còn lại. Mỗi lần điều trị cách nhau 2 tuần. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá số lượng tổn thương do mụn trứng cá, phân loại hồng ban mụn trứng cá và chỉ số hồng ban ở thời điểm ban đầu cũng như tuần 2, 4 và 8.

Đối với bên mặt được điều trị Nd:YAG 1064 nm, số tổn thương viêm trung bình ban đầu (5,76 ± 3,70) giảm đáng kể so với 2 tuần sau khi điều trị (3,24 ± 2,74; P <0,001). Quá trình giảm tiếp diễn ở tuần thứ 4 (2,91 ± 2,07, P <0,001) và 4 tuần sau buổi cuối cùng (2,88 ± 2,86, P <0,001).

Tương tự như vậy, bên mặt được điều trị bằng PDL 595 nm đã giảm đáng kể số lượng tổn thương viêm trung bình, từ ban đầu (5,97 ± 4,38), 2 tuần (3,38 ± 3,40; P <0,001) và sau 4 tuần (2,97 ± 3,10;P <.001). Tuy nhiên, số lượng tổn thương viêm đã tăng lên 4,03 ± 4,48 ở 4 tuần sau lần điều trị PDL cuối cùng (P = 0,001).

Mặc dù Nd: YAG 1064nm và PDL 595nm cho kết quả điều trị mụn trứng cá như nhau, nhưng bệnh nhân thích Nd: YAG 1064 nm hơn.

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 phương pháp điều trị về sự thay đổi mức trung bình của mụn trứng cá không viêm (P = 0,085). Cả hai phương pháp laser đều làm giảm đáng kể chỉ số hồng ban trung bình cho cả hai bên mặt, mà không có sự khác biệt nào được quan sát thấy ở laser Nd: YAG 1064 nm hoặc PDL 595 nm (P = 0,229).

Những bệnh nhân cho biết họ hài lòng với cả hai phương pháp laser, nhưng hầu hết các bệnh nhân thích điều trị bằng laser Nd: YAG 1064 nm hơn PDL 595 nm. Bên cạnh đó, tác dụng phụ ít xảy ra hơn khi sử dụng Nd: YAG 1064 nm.

Hạn chế của nghiên cứu bao gồm kích thước mẫu nhỏ, thiếu đánh giá về sự thay đổi tiết bã nhờn của da, cũng như thời gian theo dõi ngắn.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng cả “Nd: YAG 1064nm và PDL 595nm có thể được coi là một phương pháp điều trị thay thế ở những bệnh nhân bị mụn trứng cá nhẹ đến trung bình.”

Tags: BS.CKI Dương Phương Chiđiều trị mụn trứng cálaser Nd: YAG 1064 nmPDL 595 nm
Share348SendSend
Previous Post

Tắc mạch có thể ít xảy ra hơn nếu tiêm filler bằng cannula thay vì kim nhọn

Next Post

Rối loạn chuyển hóa Porphyrin da muộn (PTC) là bệnh gì?

Related Posts

Bệnh da do virus

Bác sĩ của bạn: Mục cóc

by Quý
10/07/2023
0

Mụn cóc, hay còn gọi là hột cơm, bản chất là những bệnh lý tăng sinh lành tính của tế...

Read more

Nhu cầu tìm ra phương pháp thay thế sử dụng kháng sinh lâu dài trong điều trị mụn trứng cá

27/06/2023

Điều trị u mềm lây tại nhà bằng gel berdazimer

27/04/2023

Povorcitinib cho hiệu quả tái tạo sắc tố đáng kể trên bệnh nhân bạch biến

15/04/2023
Load More
Next Post

Rối loạn chuyển hóa Porphyrin da muộn (PTC) là bệnh gì?

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Chữa bệnh theo “mẹo”, mang sẹo

by Quý
25/09/2023
0

Dù đã được cảnh báo nhiều lần, không ít người vẫn nghe lời truyền miệng, tự chữa bệnh theo lối...

Read more

Chữa bệnh theo “mẹo”, mang sẹo

Trẻ hóa vùng quanh mắt: Đánh giá toàn diện và lựa chọn sản phẩm phù hợp là chìa khóa của sự hiệu quả

Làm sao khử thâm môi an toàn?

Cách chăm sóc da sau thủ thuật laser

Laser ND:YAG xung dài hiệu quả trong điều trị mụn cóc phẳng

Điều trị đốm nâu, tàn nhang bằng phối hợp Laser Picosecond

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2023 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2023 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status