Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Da liễu Anh, “mô hình cá thể” hoặc niềm tin và thái độ của bác sĩ da liễu có thể ảnh hưởng đến việc liệu họ có áp dụng phương pháp lấy bệnh nhân làm trung tâm hay không khi điều trị cho người bệnh vảy nến.
Quan điểm cá nhân
Các nhà nghiên cứu đã tìm cách đánh giá làm thế nào mà quan điểm cá nhân của bác sĩ lâm sàng có thể cho thấy cách họ tiếp cận quản lý bệnh nhân bằng phương pháp điều trị vảy nến mới, apremilast.
Đối với nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã thực hiện các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc, 1-1 qua điện thoại cới các bác sĩ lâm sàng và phân tích dữ liệu bằng Framework Analysis.
Tổng cộng có 13 bác sĩ da liễu, chuyên gia về bệnh vảy nến và chuyên gia về các bệnh da ở Anh và Đức từ pha 4 của nghiên cứu APRRECIATE đã tham gia. Độ tuổi trung bình của họ là 49,5 tuổi, 7 nam giới và có trung bình 21,1 năm trong thực tế và trung bình là 19,0 năm kinh nghiệm về bệnh vảy nến.
Các nhà nghiên cứu đã rút ra 2 chủ đề chính từ dữ liệu: mô hình làm việc cá nhân trong chăm sóc bệnh nhân và tác động của mô hình làm việc cá nhân đối với việc chăm sóc bệnh nhân.
Chủ đề đầu tiên được chia thành 2 chủ đề phụ: 1/ lấy bệnh nhân làm trung tâm: tính liên tục và 2/ định kiến và giả định.
Chủ đề thứ hai bao gồm 3 chủ đề phụ: 1/ ra quyết định chung: một sự liên tục; 2/kỹ năng tham vấn; và 3/ tác động của mối quan tâm về apremilast đối với hành vi kê đơn.
Tầm quan trọng lấy bệnh nhân làm trung tâm
Theo các tác giả nghiên cứu, các bác sĩ đã nhận ra tầm quan trọng của việc lấy bệnh nhân làm trung tâm, mặc dù phạm vi mà họ dựa vào đó để tiếp cận có thể khác nhau. Hầu hết các bác sĩ đều tập trung vào bệnh nhân nhưng một số chỉ tập trung vào điều trị các biểu hiện thực thể của bệnh nhân vảy nến.
“Các phương pháp tiếp cận khác nhau được mô tả bởi những người tham gia chỉ ra rằng lấy bệnh nhân làm trung tâm tồn tại liên tục dựa trên niềm tin cá nhân của bác sĩ lâm sàng về việc quản lý tình trạng bệnh”, các nhà điều tra lưu ý.
Các phương pháp tiếp cận chăm sóc bệnh nhân của bác sĩ lâm sàng cũng bị ảnh hưởng bởi định kiến của họ về đặc điểm người bệnh.
Một số bác sĩ lâm sàng đã đưa ra giả định về các lựa chọn điều trị dựa trên độ tuổi và mức độ quan tâm của bệnh nhân cũng như kiến thức trước đây về bệnh vảy nến và các lựa chọn điều trị.
Đặc biệt, các nữ bác sĩ xem xét mục tiêu điều trị của bệnh nhân và đưa họ vào các quyết định điều trị. Các bác sĩ lâm sàng khác dùng cách thuyết phục để khuyến khích bệnh nhân chấp nhận các mục tiêu của bác sĩ và một số bác sĩ đã không tán thành việc ra quyết định chung.
Một số ít các bác sĩ bày tỏ sự quan tân đến tác động của thông tin điều trị theo khuôn mẫu trên phương diện của những cái đạt được thay vì mất. Một số bác sĩ đã lo ngại về việc thiếu bằng chứng lâu dài, mạnh mẽ để hỗ trợ việc sử dụng apremilast so với các phương pháp điều trị bệnh vảy nến khác.
Một số người đặt câu hỏi về tính chính xác của hướng dẫn hiện có để kể đơn apremilast và bày tỏ lo ngại về các tác dụng phụ tiềm ẩn. Những lo lắng này đã dẫn đến tiếp cận trial-and-error để điều trị cho người bệnh vảy nến.
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng khả năng lan truyền những phát hiện của họ bị hạn chế khá nhiều bởi kích thước mẫu nhỏ và một số bác sĩ da liễu là đồng nghiệp của 1 tác giả nghiên cứu và đã tích cực tham gia vào nghiên cứu bệnh vảy nến.
Các nhà nghiên cứu đã viết: “Phương pháp tiếp cận dựa trên lý thuyết này cung cấp cơ sở để kiểm tra giả thuyết và có thể cung cấp thông tin cho giáo dục trong việc quản lý tham vấn”. “Nâng cao nhận thức của bác sĩ về cách các mô hình cá thể của họ tác động đến việc quản lí bệnh vảy nến và mối quan hệ của họ với bệnh nhân có thể cải thiện kết quả của bệnh nhân, chẳng hạn như tăng cường tuân thủ”