• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Axit béo Omega-3 có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân mụn trứng cá?

ThS.BS Thái Thanh Yến

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Theo tạp chí Health Day News, hiện nay có tới 50 triệu người dân Mỹ mắc bệnh trứng cá với tâm lí mặc cảm, lo lắng do gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Xem thêm

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị mụn trứng cá nhưng chi phí khá cao và có nguy cơ gặp các tác dụng phụ do các thuốc điều trị gây ra. Do đó, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một phương thức điều trị mụn trứng cá một cách tự nhiên, ít tốn kém mà không gây bất kì tác dụng phụ nào.

 Một nghiên cứu ở Đức đã xác định axit béo omega-3 có trong dầu cá, cá hồi, tảo và các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác, bao gồm các loại quả hạch và các loại hạt là một dưỡng chất giúp giảm mụn trứng cá.

Axit béo omega-3 có trong dầu cá, cá hồi, tảo và các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác, bao gồm các loại quả hạch và các loại hạt là một dưỡng chất giúp giảm mụn trứng cá.

Trong một nghiên cứu gần đây, Tiến sĩ chuyên ngành da liễu Sandra Johnson ở Fort Smith, Ark Johnson cho thấy trong số 100 người bệnh trứng cá tham gia nghiên cứu có khoảng 94% người bệnh có nồng độ axit béo omega-3 trong máu thấp, nồng độ hormone kích thích tăng sinh mụn cao hơn.

Kết quả nghiên cứu này đã được công bố tại Học viện Da liễu và Hoa liễu Châu Âu cho thấy axit béo omega-3 có trong dầu cá, cá hồi, tảo và các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác như các loại quả hạch và các loại hạt.

Axit béo này có tác dụng làm giảm viêm mụn trứng cá bằng cách kích thích cơ thể sản xuất các chất chống viêm như prostaglandin E1, E3 và leukotriene B5, đồng thời giảm nồng độ IGF-1 ( IGF1- yếu tố tăng trưởng giống insulin) được coi là một trong những nguyên nhân gây ra mụn trứng cá.

Tiến sĩ Anne Gürtler tại Đại học Ludwig-Maximilian(Munich, Đức) đã tiến hành phân tích mẫu máu của những người bệnh tham gia nghiên cứu, thấy hầu hết nhóm bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều có nồng độ axit béo omega-3 dưới mức khuyến nghị từ 8% đến 11%.

Về nghiên cứu đánh giá chế độ ăn uống của từng cá thể, nhóm nghiên cứu nhận thấy những người thường xuyên ăn đậu xanh và đậu lăng, đồng thời kiêng sử dụng dầu hướng dương thì kết quả có hàm lượng omega-3 cao hơn.

Các bệnh nhân có mức axit béo omega-3 thấp hơn cũng có mức IGF-1 cao hơn. Những người thiếu hụt nghiêm trọng omega-3, thấp hơn 4%, thậm chí sẽ có nhiều hormone IGF-1 hơn.

Một số sản phẩm có nguồn gốc từ bơ sữa và đường được coi là một trong những tác nhận làm gia tăng mụn trứng cá.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét ảnh hưởng của chế độ ăn đối với mụn trứng cá trong nhiều năm. Thấy rằng, các loại thực phẩm như bánh Donuts có chỉ số đường huyết cao, các loại hạt và thịt có ảnh hưởng đến nội tiết tố và các sản phẩm, thực phẩm có hàm lượng Iodine cao có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá.

Ngoài ra, một số sản phẩm có nguồn gốc từ bơ sữa và đường được coi là một trong những tác nhận làm gia tăng mụn trứng cá.

Axit béo Omega-3 dường như là một yếu tố rất quan trọng trong chế độ ăn uống theo nhiều cách dung nạp. Mặc dù nghiên cứu này không phải là một nghiên cứu có kiểm soát nhưng thực sự có tác dụng của axit béo Omega-3 lên mụn trứng cá.

Tuy nhiên, còn quá sớm để khẳng định liệu một chất bổ sung như Omega-3 để giảm mụn trứng cá theo nồng độ huyết thanh có thực sự cải thiện làn da hay không.

Trong thời gian tới, cần có những nghiên cứu bổ sung là cần thiết đầu tiên để xác định tác dụng phụ tiềm ẩn và liều lượng tối ưu của axit béo omega-3 có thể là bao nhiêu. Và việc bổ sung omega-3 vào chế độ ăn uống sẽ không gây hại cho những người bị mụn trứng cá.

Do đó, có thể cân nhắc việc ăn thực phẩm giàu omega-3 cũng như các chất bổ sung như một biện pháp hỗ trợ hoặc thay thế tự nhiên để điều trị mụn trứng cá. Ngoài ra, bác sĩ lâm sàng nên cung cấp cho bệnh nhân những thông tin đầy đủ về lựa chọn chế độ ăn uống như một phần của phương pháp điều trị mụn trứng cá hiện đại.

Tags: Axit béo Omega-3Bệnh nhân mụn trứng cáThS. BS Thái Thanh Yến
Share348SendSend
Previous Post

Nomacopan dung nạp tốt trong điều trị bóng nước Pemphigoid

Next Post

Bệnh nhân bị viêm da dị ứng đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh tự miễn cao hơn

Related Posts

No Content Available
Load More
Next Post

Bệnh nhân bị viêm da dị ứng đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh tự miễn cao hơn

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

by Quý
27/03/2023
0

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM