• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Bác sĩ da liễu khuyến cáo: “Cần thiết kiểm soát các sản phẩm làm sáng da người dân có thể tự mua”

ThS. BS. Lê Minh Châu

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Một nhóm bác sĩ da liễu đã viết trên tạp chí Học viện Da liễu Hoa Kỳ (Journal of the American Academy of Dermatology) rằng “Các mỹ phẩm làm sáng hoặc tẩy da mà người dùng có thể tự mua đang gây 1 vấn nạn lớn trong sức khỏe cộng đồng và chúng cần được kiểm soát. Các sản phẩm này có thể chứa các nguyên liệu có độc và có thể gây tác dụng phụ không phục hồi được”.

Xem thêm

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Ảnh minh họa

Qua email gửi đến Reuters Health, bác sĩ Harrison Nguyen của Trường Y, đại học Emory, Atlanta, Georgia cho biết: “Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng các công ty sản xuất các sản phẩm làm sáng da mà người dùng có thể tự mua được này không cần chứng minh độ an toàn của sản phẩm. Các nhãn hiệu trên bao bì thường gây nhầm lẫn và khó hiểu cho khách hàng về nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng các loại mỹ phẩm này.

Bác sĩ Nguyen và cộng sự cùng nhau bàn luận về sản phẩm cũng như sự cần thiết của việc áp dụng các phương pháp quản lý. Họ nhận thấy rằng trong những năm gần đây, thị trường mỹ phẩm làm sáng da ngày càng phát triển.

Mặc dù các bác sĩ da liễu vẫn kê đơn những sản phẩm đặc hiệu để điều trị về các rối loạn sắc tố nhưng vẫn tồn tại nhiều các sản phẩm người bệnh có thể dễ dàng mua được mà không có sự kiểm soát điều tiết hay sự giám sát y tế. Một số lượng lớn các sản phẩm này lại chứa thủy ngân, một loại hóa chất có thể gây tổn hại hệ thần kinh và thận.

Những sản phẩm đặc hiệu để điều trị về các rối loạn sắc tố nhưng vẫn tồn tại nhiều các sản phẩm người bệnh có thể dễ dàng mua được mà không có sự kiểm soát điều tiết hay sự giám sát y tế. (Ảnh minh họa)

Nhóm của bác sĩ Nguyen bổ sung thêm rằng “Vô số tác dụng phụ đã được bệnh nhân ghi nhận khi dùng những loại sản phẩm này như mảng tăng sắc tố xanh đen, viêm, thay đổi độ săn chắc của da, mụn, bỏng nắng, lông mọc rậm và da tổn thương. Một vài tác dụng phụ không thể phục hồi được”.

Không giống như thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn; các mỹ phẩm mà người tiêu dùng có thể tự mua này, và thành phần của nó không cần được kiểm định cũng như chấp thuận trước khi đưa vào thị trường. Cục Quản lý Thực – Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chỉ có quyền hạn kiểm định thuốc, thiết bị y tế, thức ăn. Và nhà sản xuất mỹ phẩm cũng không cần phải khai báo các tác dụng phụ của các sản phẩm họ sản xuất.

Ngay cả khi nhận thấy có vấn đề về an toàn, FDA cũng không có quyền để thu hồi sản phẩm. Nhiều bang đã cố giải quyết tình trạng thành phần mỹ phẩm không được kiểm soát này nhưng khả năng tác động của họ thường bị giới hạn. Các tác giả cho rằng qui định liên bang về mỹ phẩm nội địa và nhập khẩu có thể có tác động nhiều hơn.

Bác sĩ Nguyen cho rằng “Cần phải có qui định liên bang như mở rộng thẩm quyền của FDA để buộc các công ty mỹ phẩm phải đạt được tiêu chuẩn cơ bản về an toàn”.

Hiện nay đã có 2 đạo luật nói về việc này. Một là Đạo luật về độ an toàn của các sản phẩm chăm sóc cá nhân hay còn gọi là Dự luật 726 của Thượng viện. Hai là Đạo luật mở rộng về độ an toàn của mỹ phẩm hay nghị quyết 5279 của Hạ viện.

Cả 2 dự luật này đều yêu cầu các cơ sở sản xuất phải đăng kí và tuân thủ qui trình sản xuất đầy đủ; yêu cầu các công ty phải khai báo thành phần trong mỹ phẩm cho FDA và công khai chúng cho người tiêu dùng; xây dựng hệ thống theo dõi và báo cáo các tác dụng phụ nghiêm trọng; cho phép FDA đánh giá về độ an toàn của thành phần và có quyền cưỡng chế thu hồi. Cả 2 đều đã được chuyển đến ủy ban của Quốc hội từ đầu năm nay nhưng vẫn chưa được thông qua.

Các tác giả cho rằng “Ngoài các đạo luật của liên bang, các bác sĩ da liễu nên nói cho bệnh nhân của mình biết về tác hại tiềm ẩn của các sản phẩm sáng da mà người tiêu dùng có thể mua trực tiếp này, đặc biệt là ở cộng đồng người Châu Phi cận Saharan, Tây Ban Nha và Đông Á, nơi phổ biến các sản phẩm loại này.”

Phần lớn các kem và xà phòng làm sáng da đều có ít nhất 1 thành phần vi phạm guideline kiểm soát sản phẩm.

Thêm vào đó, bác sĩ da liễu cũng nên thảo luận về loại sản phẩm làm sáng da sử dụng và tần suất sử dụng với những bệnh nhân bị tăng sắc tố nhưng lại có tình trạng giảm sắc tố hay viêm da tiếp xúc.

Bác sĩ Marc Amyot của Đại học Montreal, người không tham gia nghiên cứu này nhưng đã nghiên cứu về những thành phần trong sản phẩm sáng da ở Tây Phi và Canada phát biểu rằng “Ở một thành phố như Montreal, rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng làm sáng da được bày bán trong các cửa tiệm nhỏ và được nhập khẩu từ nước ngoài”.

Ở các nghiên cứu trước, bác sĩ Marc Amyot cùng cộng sự đã nhận ra rằng phần lớn các kem và xà phòng làm sáng da đều có ít nhất 1 thành phần vi phạm guideline kiểm soát sản phẩm. Các nhãn trên sản phẩm thường ghi sai nồng độ các nguyên liệu, đặc biệt là nồng độ của 2 yếu tố tẩy da là thủy ngân và hydroquinone.

Trong email gửi Reuters Health, ông viết rằng “Các cá nhân thường sử dụng những sản phẩm này có thể gặp một loạt các vấn đề về da. Ở những trường hợp nặng, việc sử dụng những sản phẩm này có thể gây ảnh hưởng đến thận và hệ thần kinh trung ương. Việc kiểm soát chặt chẽ hơn các sản phẩm này và thông tin cho người tiêu dùng biết về nguy cơ khi sử dụng chúng là rất quan trọng”.

Tags: sản phẩm làm sáng daThS.BS Lê Minh Châu
Share348SendSend
Previous Post

Điều trị mụn trứng cá bằng liệu pháp toàn thân

Next Post

Hội chứng Steven Johnson, bệnh cấp tính về da hiếm gặp

Related Posts

Các Bệnh Da Khác

Trẻ em bị sẩn teo da (Atrophic Papulosis) thường kèm triệu chứng tiêu hóa và thần kinh

by Quý
14/02/2023
0

Dữ liệu từ nghiên cứu đăng trên Journal of the European Academy of Dermatology & Venerology cho thấy khác với...

Read more

Tại sao da mặt nhiều đàn ông đẹp hơn phụ nữ?

13/02/2023

Chàng trai chi tiền triệu mỗi tháng để đầu tư chăm sóc da, skincare

13/02/2023

Bác sĩ da liễu, thẩm mỹ da lý giải vì sao nam giới ít chăm sóc da, skincare, nhưng da vẫn đẹp

13/02/2023
Load More
Next Post

Hội chứng Steven Johnson, bệnh cấp tính về da hiếm gặp

Bài xem nhiều

Công tác & Điều trị

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

by Quý
22/03/2023
0

Đa phần nốt ruồi lành tính, theo thời gian, sẽ không thay đổi. Nốt ruồi ác tính, nốt ruồi bệnh...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Thực hư tế bào gốc trị bách bệnh

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM