• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Bệnh nấm tóc – da đầu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị

ThS.BS. Trần Ngọc Khánh Nam, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Nấm tóc – da đầu là một bệnh nhiễm trùng da đầu do những loại nấm sợi khác nhau gây ra thường gặp nhất là Trichophyton và Microsporum. Biểu hiện thường là nhiều tổn thương tróc vảy da đầu và các đám tóc đứt gãy.

Xem thêm

Viêm bì cơ bảo vệ bệnh nhân trước dịch COVID-19

Bệnh nhân bị viêm da dị ứng dễ mắc các bệnh tự miễn

Probiotics cải thiện bệnh vảy nến, chất lượng cuộc sống sau 8 tuần

Hướng dẫn sử dụng kem chống nắng lần thứ 16: 2/3 kem chống nắng không đạt chuẩn

Nấm tóc – da đầu

Tổn thương có thể có mủ, rỉ dịch và tạo mảng viêm (thường gọi là Kerion). Đối với nấm sợi tóc thì gồm có 2 loại là nấm ngoài sợi tóc (ectothrix) và trong sợi tóc (endothrix). Nấm da đầu thường gặp ở trẻ em nhưng cũng gặp ở cả người lớn. Một số trường hợp cả lông mày và lông mi cũng bị nhiễm. Tiếp xúc với động vật hoặc đang có tình trạng suy giảm miễn dịch (ví dụ như HIV, ghép tạng, đang điều trị với corticoid) là điều kiện làm dễ cho người lớn nhiễm bệnh. Một số trường hợp người người lớn mắc bệnh từ nhỏ nhưng không điều trị.

Biểu hiện của nấm tóc – da đầu là những tổn thương có vảy, hình cung ở da đầu, tóc đứt gãy và rụng tóc.

Biểu hiện của nấm tóc – da đầu là những tổn thương có vảy, hình cung ở da đầu, tóc đứt gãy và rụng tóc. Những tổn thương này có thể chứa các sẩn và mủ gây viêm và đóng vảy tiết. Phản ứng viêm thường biểu hiện bằng các sẩn, mảng viêm, mụn mủ. Kerion là tình trạng viêm nặng với mảng viêm rỉ dịch nhầy nhụa, có mủ và vảy tiết. Một số trường hợp còn kèm theo sưng hạch cổ và hạch sau tai. Những chấm đen li ti trên da đầu là biểu hiện của tóc bị gãy ngang do nhiễm nấm trong sợi tóc. Nhiễm nấm ở gốc tóc thì sẽ thấy rõ ở miệng nang tóc.

Bởi vì bệnh có thể lây lan, do vậy người bệnh không xài chung lược, mũ nón, hay các vật dụng chăm sóc tóc với ngừoi khác. Khi nằm thì phải có gối và bao gối riêng. Các dầu gội chứa selenium sulfide hoặc thuốc kháng nấm như ketoconazole nên được dùng 2-3 lần mỗi tuần như là cách hiệu quả để dự phòng lây nhiễm.

Điều trị nấm da dầu:  

Nấm tóc-da đầu được chẩn đoán dựa vào thăm khám lâm sàng kết hợp với xét nghiệm để tìm kiếm sự hiện diện của vi nấm nhờ soi dưới kính hiển vi hoặc nuôi cấy để xác định nấm gây bệnh. Một số trường hợp có thể phát hiện tình trạng nhiễm nấm tóc bằng cách soi đèn Wood.

Về phòng ngừa bệnh, mọi người nên giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chăm sóc tóc và da đầu đúng cách.

Do vi nấm tấn công vào nang tóc do vậy các thuốc thoa tại chỗ là không đủ hiệu quả mà cần phải sử dụng thuốc đường toàn thân, kết hợp với dầu gội. Thuốc trị bệnh nấm tóc đường uống thường dung như Fluconazole, Griseofulvin, Terbinafine và Itraconazole.

Liều lượng cũng như thời gian dùng được điều chỉnh tùy theo đối tượng và trọng lượng cơ thể trung bình là từ 3-12 tuần. Các thuốc điều trị nấm đường toàn thân có tác động lên men gan do vậy, chúng ta không được tự ý sử dụng mà phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Về phòng ngừa bệnh, mọi người nên giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chăm sóc tóc và da đầu đúng cách. Xả nhiều lần bằng với nước sạch, hạn chế gãi ngứa, giữ cho đầu luôn khô ráo. Không dùng chung vật dụng với người khác.

Không nên uốn, duỗi tóc hay nhuộm tóc trong thời gian bị bệnh, tăng cường thực phẩm có lợi cho sức khỏe da đầu, tóc, ăn uống cân bằng khoa học, đủ chất. Duy trì cuộc sống năng động, hạn chế nằm ngồi nhiều, vận động có lợi cho sức khỏe chung, trong đó có sức khỏe da và tóc.

 

Tags: nấm da đầuThS. BS. Trần Ngọc Khánh Namthuốc trị bệnh nấm tóc
Share348SendSend
Previous Post

Sẹo và cách điều trị sẹo

Next Post

Tàn nhang xử lý thế nào cho hiệu quả?

Related Posts

Bệnh da dị ứng - miễn dịch

Hydroxychloroquine không còn là điều trị tốt nhất cho viêm da cơ hệ thống

by Quý
17/06/2022
0

Hydroxychloroquine có thể không còn là lựa chọn điều trị tối ưu cho bệnh viêm da cơ hệ thống, theo...

Read more

Nomacopan dung nạp tốt trong điều trị bóng nước Pemphigoid

08/06/2022

6 tác nhân gây viêm da tiếp xúc ở trẻ em

23/04/2022

Quan điểm cá nhân của bác sĩ da liễu ảnh hưởng đến phương pháp điều trị bệnh vảy nến như thế nào?

18/04/2022
Load More
Next Post

Tàn nhang xử lý thế nào cho hiệu quả?

Bài xem nhiều

Bệnh Da Liễu

Viêm bì cơ bảo vệ bệnh nhân trước dịch COVID-19

by Quý
07/07/2022
0

Theo dữ liệu từ một cơ quan đăng ký hồi cứu - dựa trên phân tích thuần tập được công...

Read more

Viêm bì cơ bảo vệ bệnh nhân trước dịch COVID-19

Bệnh nhân bị viêm da dị ứng dễ mắc các bệnh tự miễn

Probiotics cải thiện bệnh vảy nến, chất lượng cuộc sống sau 8 tuần

Hướng dẫn sử dụng kem chống nắng lần thứ 16: 2/3 kem chống nắng không đạt chuẩn

Hiệu quả của tia UVB dải hẹp trong điều trị bạch biến

Các phương pháp trẻ hóa da hiệu quả, bệnh nhân cũng phải bất ngờ

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM