Các vết sẹo là kết quả của một quá trình sinh học để sửa chữa các vết thương trên da và các mô khác. Ngoại trừ những vết thương nhỏ nhất, nhiều vết thương cuối cùng dẫn đến sẹo ở một mức độ nào đó. Hiện có một số phương pháp khác nhau để điều trị sẹo và tùy thuộc vào nguyên nhân hình thành sẹo; đặc biệt điều trị ngay sau khi bị thương có thể rất quan trọng để giảm nguy cơ bị sẹo da.
Sẹo được hình thành như thế nào?
Khi lớp hạ bì, một lớp da dày, sâu bị tổn thương, sự hình thành sẹo bắt đầu. Cơ thể hình thành các sợi collagen mới để hàn gắn những tổn thương – đây là những protein xuất hiện tự nhiên trong cơ thể và chính chúng gây ra sẹo. Vết sẹo sẽ có kết cấu khác với mô xung quanh và sẽ không hình thành cho đến khi vết thương lành.
Các vết sẹo thường phẳng và nhạt màu, nhưng chúng cũng có thể nổi lên (được gọi là sẹo phì đại hoặc sẹo lồi). Cả hai loại sẹo này đều phổ biến hơn ở những người trẻ hơn và có làn da sẫm màu.
Sẹo cũng có thể bị lõm hoặc rỗ, điều này xảy ra khi các cấu trúc hỗ trợ bên dưới như mỡ hoặc cơ bị mất. Chúng cũng có thể trông giống như da bị kéo căng, thường là kết quả của quá trình mang thai hoặc tình trạng thừa cân – béo phì, tăng trưởng… khiến da căng ra nhanh chóng.
Cách chăm sóc vết thương sau chấn thương
Sự xuất hiện của một vết sẹo thường phụ thuộc vào mức độ tổn thương tại chỗ và lành vết thương trước khi hình thành.
Trong trường hợp sẹo do chấn thương liên tục vận động trong sinh hoạt hằng ngày ở một số vị trí đặc biệt như các khớp da đầu gối hoặc vết xước sâu, bạn có thể làm một số điều ngay lập tức để giảm sự xuất hiện của sẹo:
- Giữ vết thương sạch sẽ: Nhẹ nhàng rửa sạch bằng xà phòng nhẹ và nước để loại bỏ vi trùng và mảnh vụn.
- Dùng mỡ bôi trơn: Cách này giữ cho vết thương ẩm và ngăn không cho nó hình thành vảy, khiến vết thương mất nhiều thời gian để chữa lành hơn. Nó cũng ngăn ngừa sẹo quá lớn, sâu hoặc ngứa.
- Băng kín bằng băng dính: Sau khi làm sạch vết thương và bôi mỡ khoáng, hãy băng kín vùng da bằng băng dính. Sử dụng miếng dán hydrogel hoặc gel silicon nếu bạn đang xử lý vết xước lớn, vết loét, vết bỏng hoặc mẩn đỏ.
- Thay băng hàng ngày: sử dụng miếng gạc không dính nếu bạn có làn da nhạy cảm.
- Nếu bạn cảm thấy không an tâm về vết thương nên đến khám bác sỹ chuyên khoa da liễu gần nhất.
- Làm theo lời khuyên của bác sĩ về vết khâu: Nếu vết thương của bạn cần phải khâu, hãy làm theo tất cả lời khuyên của bác sĩ để giảm thiểu sự xuất hiện của sẹo.
- Bôi kem chống nắng: Chống nắng có thể làm giảm sự đổi màu và giúp sẹo mờ vết thâm nhanh hơn.
Kỹ thuật điều trị sẹo hiệu quả
Một số phương pháp điều trị và kỹ thuật khác để giảm các vết sẹo có vấn đề như sẹo lồi và sẹo phì đại các bạn có thể tham khảo bao gồm:
- Phẫu thuật: Phẫu thuật không thể loại bỏ sẹo, nhưng nó có thể làm thay đổi hình dạng hoặc khiến sẹo ít được chú ý hơn. Không nên phẫu thuật đối với những vết sẹo đã cao do nguy cơ tái phát hoặc làm sẹo xấu đi sau khi điều trị.
- Tiêm steroid: Trong quá trình tiêm steroid lâu dài, sẹo có thể phẳng hoặc cải thiện về hình dạng.
- Xạ trị: Một liều xạ trị thấp ngăn ngừa tái phát sẹo lồi nặng.
- Dermabrasion: Đây là loại bỏ da bề mặt bằng thiết bị đặc biệt. Nó hữu ích cho những vết sẹo lõm, nhưng không thích hợp cho sẹo lồi.
- Tái tạo bề mặt bằng laser boc tách: Đây là một quy trình tương tự như mài da, loại bỏ lớp bề mặt của da bằng tia laser. Các loại tái tạo bề mặt bằng laser mới hơn có thể tác động đến collagen trong lớp hạ bì mà không loại bỏ các lớp da, do đó có thể giảm thời gian điều trị.
- Microneedling: phương phâp này có thể kích thích quá trình tăng sinh mô da hiệu quả hổ trợ cho các vết sẹo lõm
- Tiêm chất làm đầy: Phương pháp điều trị để nâng các vết sẹo lõm lên ngang bằng với da bình thường. Tuy nhiên, đây chỉ là tạm thời và sẽ cần được lặp lại thường xuyên
Một số sản phẩm bôi ngoài không kê đơn có tác dụng cải thiện sẹo, nhưng nhìn chung chúng không hiệu quả như mong đợi. Nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng sẹo dai dẳng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu – thẩm mỹ da