• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Tàn nhang xử lý thế nào cho hiệu quả?

BS.CKI Thạch Văn Toàn

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Dẫu biết rằng tàn nhang không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng lại gây suy giảm thẩm mỹ, làm giảm tự tin, nhất là chị em. Bài viết dưới đây đề cập về chủ đề này giúp chúng ta tham khảo, tìm ra cách xử lý tàn nhang phù hợp và hiệu quả.

Xem thêm

Việc cần làm bảo vệ làn da khi tận hưởng những ngày Tết

Có nên cấy phấn để da trắng hồng?

Da khỏe, đẹp ngày tết

Bác sĩ của bạn: Viêm da quanh móng

101 nguyên nhân gây tàn nhang

Tàn nhang (Freckles) là những đốm nhỏ có màu nâu hoặc nâu nhạt phẳng trên vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tàn nhang phổ biến hơn trên mặt của những người có màu da trắng, kích thước từ chấm nhỏ như đầu kim đến vài milimet (thường là nhỏ hơn 5mm). Đôi khi, lại có màu đa dạng từ đỏ, vàng, nâu vàng, nâu sáng, nâu đến đen.

Những đốm tàn nhang càng rõ hơn khi có sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những đốm tàn nhanh này có thể xuất hiện tập trung gần nhau, phần lớn ở má, mũi, cánh tay và vai trên. Bản thân tàn nhang là vô hại và hiếm khi phát triển thành ung thư da, trừ khi xuất hiện bất thường. Hầu hết tàn nhang được tạo ra do tiếp xúc với tia cực tím và thường mờ dần vào mùa đông. Đôi khi, tàn nhang còn xuất hiện ở trẻ từ 1 – 2 tuổi.

Ở một cá thể, tàn nhang thường có màu đồng nhất, còn những người khác nhau lại có màu khác nhau phụ thuộc chủng tộc, màu da, di truyền… và rõ hơn khi tiếp xúc ánh nắng kể cả những tháng mùa đông.

Nguyên nhân dẫn đến tàn nhang rất đa dạng như tiếp xúc với ánh sáng, làm tăng sắc tố trên da.

Tàn nhang liên quan đến sự gia tăng lượng sắc tố làm cho da sậm hơn, nhưng không liên quan đến sự gia tăng số lượng tế bào sản sinh ra sắc tố với hai dạng cơ bản, là tàn nhang thông thường và tàn nhang do cháy nắng.

Dạng thứ nhất là những vết đốm nhỏ, tròn, sạm có kích thước nhỏ như đầu đinh ghim. Dạng còn lại có màu sậm hơn, và có kích thước lớn hơn.

Theo nghiên cứu, nguyên nhân dẫn đến tàn nhang rất đa dạng như tiếp xúc với ánh sáng, làm tăng sắc tố trên da. Rối loạn nội tiết tố nhất là sau sinh, tiền mãn kinh, mắc bệnh thận, một số có liên quan đến yếu tô gene gây tàn nhang sớm ở người trẻ.

Dị ứng với mỹ phẩm, do dùng thuốc như kháng sinh, ngừa thai, thuốc trị lao, liệu pháp hormone, do suy dinh dưỡng kéo dài … Ngoài ra còn có yếu tố di truyền, nếu cha mẹ có tàn nhang, con cái cũng có thể bị tàn nhang. Những người có da và mắt sáng màu, đặc biệt là trẻ em, nhóm người tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời…

Điều trị hiệu quả

Tàn nhang là vô hại nên không cần phải điều trị, tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ và tính tự tin. Nếu thực sự muốn loại bỏ, hãy đến gặp bác sĩ để tư vấn và tìm cách loại bỏ tàng nhang.

Thông thường, những người bị tàn nhang thường có da nhạy cảm hơn người bình thường, dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng bác sĩ có thể khám da toàn cơ thể để xác định tình trạng một cách chính xác.

Khám da cẩn thận sẽ giúp bác sĩ da liễu đưa ra lời khuyên chi tiết giúp bạn có thói quen chăm sóc da hàng ngày tốt hơn. Một số giải pháp khắc phục tàn nhang hiệu quả:

  • Kem tẩy trắng hoặc kem làm mờ: những sản phẩm có chứa hydroquinone thường được sử dụng để chống lại các hắc tố da.

Có thể mua về dùng mà không cần phải kê đơn với nồng độ 2% hoặc thấp hơn, nhưng cần thận trọng bởi các sản phẩm này có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Để an toàn hơn bạn nên tư vấn bác sĩ chuyên khoa da liễu, thẩm mỹ da.

  • Retinoid: Đây là loại thuốc này được tạo ra từ vitamin A và được công nhận về hiệu quả làm sáng da.
  • Một số thủ thuật điều trị giúp loại bỏ tàn nhang như phẫu thuật cryo, liệu pháp laser, liệu pháp ánh sáng IPL hoặc lột da bằng hóa chất .
  • Duy trì lối sống khoa học, ăn uống cân bằng khoa học, năng vận động.

Về phòng ngừa nên sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF phù hợp, mang trang phục chống nắng như mũ rộng vành, áo dài tay, kính mát (kể cả khi trong bóng râm). Hạn chế ra ngoài trời trong khoảng thời gian năng cao điểm, từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều. Những người bị tàn nhang do di truyền cần phải bảo vệ da ngay từ khi còn nhỏ theo các khuyến cáo của chuyên môn, bác sĩ.

Tags: BS. CKI Thạch Văn Toànsạmtàn nhangtăng sắc tố trên da
Share348SendSend
Previous Post

Bệnh nấm tóc – da đầu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị

Next Post

Nhận biết và xử lý bệnh u nang bã

Related Posts

Bệnh Da Liễu

Tổn thương da sau những chuyến đi… trả thù COVID-19

by Quý
20/08/2022
0

Hè này, nhiều người có tâm lý đi chơi thật nhiều cho thỏa những ngày bị hạn chế di chuyển...

Read more

Chuyên gia nói gì: Điều trị nám, tàn nhang thế nào cho hiệu quả?

04/02/2021

Mụn cơm, căn bệnh ngoài da phổ biến

30/01/2021

U tuyến mồ hôi là gì, ai dễ mắc, chữa trị thế nào?

30/01/2021
Load More
Next Post

Nhận biết và xử lý bệnh u nang bã

Bài xem nhiều

Nổi bật

Việc cần làm bảo vệ làn da khi tận hưởng những ngày Tết

by Quý
21/01/2023
0

Trong kỳ nghỉ Tết, chế độ sinh hoạt, ăn uống thay đổi gây ảnh hưởng đến sức khỏe làn da....

Read more

Việc cần làm bảo vệ làn da khi tận hưởng những ngày Tết

Có nên cấy phấn để da trắng hồng?

Da khỏe, đẹp ngày tết

Bác sĩ của bạn: Viêm da quanh móng

Mặt bị chảy mủ, nhiễm trùng sau khi tiêm filler

Bị biến chứng nghiêm trọng vì xăm môi ở cơ sở thiếu uy tín

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM