• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Bệnh nhân Behçet có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến và viêm khớp vẩy nến kèm theo.

BSCKI Dương Phương Chi

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Bệnh Behçet là một chứng rối loạn không rõ nguyên nhân, hiếm gặp ở Hoa Kỳ và thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở các khu vực Đông  Địa Trung Hải và Trung Đông.

Xem thêm

Các chương trình CME cuối năm của khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BV ĐH Y Dược TP.HCM

Dày sừng nang lông là bệnh gì?

Tranexamic Acid Điều trị Nám da: Phân tích sơ bộ

Tác dụng phụ của phương pháp điều trị ALA-PDT trên bệnh nhân mụn trứng cá

Bệnh Behçet có đặc điểm chung với bệnh vẩy nến ở chỗ đều là bệnh viêm da mãn tính, hay tái phát kèm theo các bệnh liên quan đến khớp cũng như các biểu hiện toàn thân khác. Mặc dù có những điểm tương đồng này, người ta vẫn chưa biết liệu Behçet và vẩy nến có liên quan với nhau hay không.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích để xem xét mối liên hệ giữa bệnh Behçet và bệnh vẩy nến / PsA trong một nhóm lớn bệnh nhân trên cơ sở dữ liệu của Bảo hiểm Y tế Hàn Quốc từ năm 2002 đến 2015.

Các tiêu chuẩn sau đây được sử dụng để chọn bệnh nhân từ cơ sở dữ liệu, bao gồm 1.113.656 cá nhân đã đăng ký:

* Nhóm bệnh Behçet (n = 2230): bệnh nhân mắc bệnh Behçet với ít nhất 2 lần khám liên tiếp trong vòng 6 tháng và được ghi nhận pathergy test. 

* Nhóm bệnh vẩy nến (n = 17,362): bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến với ít nhất 2 lần khám liên tiếp trong vòng 6 tháng và được kê đơn thuốc bôi tại chỗ, liệu pháp ánh sáng hoặc thuốc uống trong ít nhất 3 tháng liên tục.

* Nhóm viêm khớp vảy nến PsA (n = 3664): bệnh nhân bị PsA ít nhất 2 lần khám liên tiếp, mỗi lần khám cách nhau ít nhất 6 tháng; với xét nghiệm kháng thể hoặc HLA-B27; hoặc được điều trị bằng DMARDs.

Những người mắc bệnh so với không mắc bệnh Behçet có nguy cơ bị viêm khớp vảy nến tăng 2 lần.

Các nhà nghiên cứu đã xác định mối quan hệ thống kê giữa bệnh Behçet và bệnh vẩy nến / PsA bằng cách sử dụng phân tích hồi quy logistic nhị phân và chi- square , được điều chỉnh theo giới tính, tuổi và mức thu nhập tổng.

Kết quả cho thấy những bệnh nhân mắc bệnh Behçet có nguy cơ được chẩn đoán mắc bệnh vẩy nến cao hơn khoảng 3 lần ([aOR], 2,36; KTC 95%, 1,91-2,93; P <0,001) và gấp đôi khả năng được chẩn đoán mắc PsA (aOR, 2,19; KTC 95%, 1,42-3,38; P <0,001).

Ngoài ra, nam giới (aOR, 1,19; KTC 95%, 1,16-1,23; P <0,001) và cá nhân từ 65 tuổi trở lên (aOR, 1,51; KTC 95%, 1,43-1,59; P <0,001) bị vẩy nến có nhiều khả năng mắc bệnh Behçet. Mặt khác, so với nam giới bị PsA, phụ nữ bị PsA có nguy cơ mắc bệnh Behçet cao hơn (aOR, 2,02; KTC 95%, 1,88-2,16; P <0,001).

Như trong trường hợp của nhóm bệnh vẩy nến, những bệnh nhân lớn tuổi mắc bệnh Behçet được quan sát thấy có nguy cơ mắc PsA cao hơn (aOR, 3,13; 95% CI, 2,90-3,40; P <0,001)

Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) và nguy cơ mắc bệnh Behçet; bệnh nhân có BMI từ 30 đến 35 có aOR là 1,24 (KTC 95%, 1,12-1,38; P <0,001)

Các hạn chế của nghiên cứu bao gồm việc thiếu thông tin về mức độ nghiêm trọng của bệnh hoặc các nhóm lâm sàng,sự sai số tiềm ẩn trong nhóm vì dữ liệu được lấy từ hồ sơ bệnh viện và lượng mẫu nhỏ bệnh nhân bị PsA (n = 21) cũng bị ảnh hưởng bởi Behçet.

Các nhà nghiên cứu viết: “Tóm lại, nghiên cứu này đã hỗ trợ sự suy đoán lâu nay về mối liên hệ miễn dịch tiềm ẩn giữa Behçet và vẩy nến với bằng chứng đáng tin cậy dựa trên dân số. Các nghiên cứu cơ chế sâu hơn sẽ được tiến hành để giúp điều trị hiệu quả .”

Tags: Bệnh BehçetBS.CKI Dương Phương Chi
Share348SendSend
Previous Post

Quang trị liệu kết hợp Dupilumab trong viêm da cơ địa

Next Post

Kem chứa kiềm nhẹ giúp giảm viêm da do chàm trên bệnh nhân viêm da cơ địa

Related Posts

Bệnh Da Liễu

Phát ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP) và thời gian nằm viện

by Quý
30/12/2022
0

Theo kết quả từ một nghiên cứu cắt ngang được công bố trên Tạp chí Da liễu lâm sàng Hoa...

Read more

Thay đổi huyết áp và nhịp tim sau uống Minoxidil liều thấp

08/09/2022

Mối liên quan giữa sức khỏe răng miệng và bệnh lý da, khớp

08/09/2022

Mụn trứng cá và gánh nặng về mặt tâm lý, thể chất

06/09/2022
Load More
Next Post

Kem chứa kiềm nhẹ giúp giảm viêm da do chàm trên bệnh nhân viêm da cơ địa

Bài xem nhiều

Nổi bật

Việc cần làm bảo vệ làn da khi tận hưởng những ngày Tết

by Quý
21/01/2023
0

Trong kỳ nghỉ Tết, chế độ sinh hoạt, ăn uống thay đổi gây ảnh hưởng đến sức khỏe làn da....

Read more

Việc cần làm bảo vệ làn da khi tận hưởng những ngày Tết

Có nên cấy phấn để da trắng hồng?

Da khỏe, đẹp ngày tết

Bác sĩ của bạn: Viêm da quanh móng

Mặt bị chảy mủ, nhiễm trùng sau khi tiêm filler

Bị biến chứng nghiêm trọng vì xăm môi ở cơ sở thiếu uy tín

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM