• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Kem chứa kiềm nhẹ giúp giảm viêm da do chàm trên bệnh nhân viêm da cơ địa

ThS.BS Lê Minh Châu

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Da liễu Thẩm mỹ (Journal of Cosmetic Dermatology) cho thấy rằng “Điều trị tại chỗ với kem thoa có pH mang tính kiềm nhẹ có thể giúp giảm tình trạng viêm da liên quan đến chàm ở bệnh nhân viêm da cơ địa dạng nhẹ”.

Xem thêm

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Nghiên cứu không mù (công khai nhãn), không nhóm chứng gồm 25 bệnh nhân với tuổi trung bình là 22,5 tuổi, mắc bệnh viêm da cơ địa nhẹ hay chàm, đang không dùng các dạng thuốc thuộc nhóm 2 glucocorticoid và kháng histamin. Các bệnh nhân này được điều trị với Alkaline Build Up Caring Cream INTENSIVE và Alkaline Build Up Caring Cream PLUS+ (Siriderma®) trong 8 tuần. Trong kem INTENSIVE có 25% oxit kẽm và 1% lưu huỳnh được pha trộn trong môi trường mang tính kiềm nhẹ có nồng độ axit béo không bão hoà cao.

Tại thời điểm bắt đầu và 8 tuần, bệnh nhân sẽ thực hiện bảng câu hỏi và được kiểm tra về da liễu cũng như chức năng sinh hoá. Mức độ và diện tích da bị tổn thương do viêm da cơ địa được đánh giá qua chỉ số SCORAD, pH da được đo bởi thiết bị đo pH điện tử qua da thông qua mặt kính phẳng (skin planar glass electrode pH meter) và mẫu máu được dùng để kiểm tra các tín hiệu viêm.

Liệu pháp điều trị tại chỗ đơn lẻ hay kết hợp với các thuốc kháng viêm có thể là lựa chọn hiệu quả và thú vị cho viêm da cơ địa, căn bệnh mà đến nay chưa có phương pháp điều trị triệt để.

Ở thời điểm bắt đầu, pH trung bình của bề mặt da là 5,96. Sau 8 tuần điều trị với kem có tính kiềm, con số này có tăng 3,8% nhưng sự thay đổi này không mang ý nghĩa thống kê (p=0,15). Điều này rất quan trọng vi nó cho thấy vai trò của pH trong việc duy trì chức năng của hàng rào bảo vệ da và hệ vi sinh vật trên da.

Tại tuần thứ 8, diện tích vùng da có biểu hiện chàm giảm khoảng 30% (P=0,025). Ở thời điểm này, nghiên cứu cũng ghi nhận sự giảm rõ rệt ở trung bình của điểm đánh giá mức độ hồng ban (P<0,001), bong vảy (P<0,001) và lichen hoá (P<0,001). Hơn nữa cũng có tình trạng tăng nhẹ interleukin-8 trong máu ở tuần thứ 8 (7,48 so với 8,52pg/ml, P=0,037).

Phản hồi từ bệnh nhân cho thấy sau khi hoàn tất điều trị, hiện tượng ngứa giảm 62,8% (P<0,001), da đỏ giảm 68,1% (P<0,001), da khô giảm 59,6% (P<0,001) và da nứt nẻ giảm 66,7% (P=0,002).

Hạn chế của nghiên cứu là không có nhóm chứng, cỡ mẫu nhỏ và công khai nhãn.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng “Liệu pháp điều trị tại chỗ đơn lẻ hay kết hợp với các thuốc kháng viêm có thể là lựa chọn hiệu quả và thú vị cho viêm da cơ địa, căn bệnh mà đến nay chưa có phương pháp điều trị triệt để.”

Tags: chàmkem chứa kiềmThS.BS Lê Minh Châuviêm da cơ địa
Share348SendSend
Previous Post

Bệnh nhân Behçet có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến và viêm khớp vẩy nến kèm theo.

Next Post

Người tóc đen và nâu đậm dễ mắc rụng tóc từng vùng hơn

Related Posts

Bệnh da dị ứng - miễn dịch

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

by Quý
19/03/2023
0

Bệnh nhân nhi bị viêm da cơ địa (atopic dermatitis - AD) thường gặp các triệu chứng ở các vị...

Read more

Mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm da dị ứng liên quan với tỷ lệ dị ứng thức ăn

17/02/2023

Trẻ em bị sẩn teo da (Atrophic Papulosis) thường kèm triệu chứng tiêu hóa và thần kinh

14/02/2023

Tại sao da mặt nhiều đàn ông đẹp hơn phụ nữ?

13/02/2023
Load More
Next Post

Người tóc đen và nâu đậm dễ mắc rụng tóc từng vùng hơn

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

by Quý
27/03/2023
0

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM