• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Hiệu quả của Minoxidil uống liều thấp trong điều trị rụng tóc

Cơ sở từ nghiên cứu khoa học

Theo một nghiên cứu, minoxidil liều thấp đường uống có hiệu quả tương tự như bôi tại chỗ trong điều trị rụng tóc nội tiết tố androgen.

Xem thêm

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Bớt sắc tố ở trẻ – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Mối nguy hiểm từ kiến ba khoang – Th.BS. Nguyễn Phương Thảo – HTV9

Bác sĩ Mariana Alvares Penha thuộc khoa da liễu tại đại học bang São Paulo cho biết rụng tóc nội tiết tố androgen (AGA) là nguyên nhân chính gây rụng tóc ở nam giới, xảy ra do sự teo nhỏ dần của các nang lông và rút ngắn giai đoạn anagen. Minoxidil đường uống liều thấp từ 0,25 mg đến 5 mg mỗi ngày đang được coi như một liệu pháp thay thế đáng quan tâm trong điều trị rụng tóc.

Rụng tóc nội tiết tố androgen (AGA) là nguyên nhân chính gây rụng tóc ở nam giới

Thử nghiệm lâm sàng

Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên mù đôi, có đối chứng bao gồm 90 bệnh nhân nam rụng tóc, trong đó 68 người đã hoàn thành nghiên cứu. Bệnh nhân được phân ngẫu nhiên theo tỷ lệ 1:1 để nhận minoxidil 5 mg đường uống một lần mỗi ngày cùng với giả dược tại chỗ hai lần mỗi ngày (n = 33) hoặc minoxidil 5% tại chỗ hai lần mỗi ngày 1 mL với giả dược uống một lần mỗi ngày (n = 35).

Tại thời điểm ban đầu và ở tuần thứ 24, sợi tóc có đường kính ít nhất 0,06 mm ở vùng trán và đỉnh được đếm để xác định mật độ tóc ở giai đoạn trưởng thành.

Sự thay đổi trung bình so với ban đầu ở mật độ tóc giai đoạn trưởng thành và mật độ tóc toàn đầu là tương tự nhau ở cả 2 nhóm sau 24 tuần.

Giữa hai nhóm, sự thay đổi trung bình ở vùng trán là 3,1 (KTC 95%, –18,2 đến 21,5) sợi tóc trên cm2 đối với  mật độ tóc ở giai đoạn trưởng thành và 2,6 (KTC 95%, –10,3 đến 15,8) sợi tóc trên cm2 đối với mật độ tóc toàn đầu. Ở vùng đỉnh, mức thay đổi trung bình là 23,4 (KTC 95%, –0,3 đến 43) sợi tóc trên mỗi cm2 đối với mật độ tóc giai đoạn trưởng thành và 5,5 (KTC 95%, –12,5 đến 23,5) sợi tóc trên cm2 đối với mật độ tóc toàn đầu.

Trong nhóm dùng minoxidil đường uống, mật độ tóc ở giai đoạn trưởng thành tăng cao hơn 27,1% (KTC 95%, 6,5%-47,8%) ở vùng đỉnh và cao hơn 13,1% (KTC 95%, –11,5% đến 37,5%) ở da đầu phía trước so với nhóm dùng tại chỗ. Hơn nữa, mật độ tóc toàn đầu cao hơn 2,1% (KTC 95%, –8,1% đến 12,3%) ở nhóm dùng minoxidil đường uống ở vùng đỉnh và giảm 0,2% (KTC 95%, –8,4% đến 8%) ở vùng trán so với nhóm dùng tại chỗ.

Ba bác sĩ da liễu không thuộc nghiên cứu đã chỉ ra 20 (60%) người trong nhóm dùng minoxidil đường uống và 17 (48%) trong nhóm dùng minoxidil xịt tại chỗ có cải thiện lâm sàng ở vùng trán, không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm điều trị. Ở vùng đỉnh, nhiều bệnh nhân ở nhóm điều trị bằng đường uống  (n = 23; 70% so với n = 16; 46%) có cải thiện lâm sàng nhiều hơn.

Các tác dụng phụ ở mức độ nhẹ, chỉ có một bệnh nhân trong nhóm dùng thuốc uống phải ngừng thuốc do đau đầu. Tác dụng phụ thường gặp nhất ở cả hai nhóm là rậm lông (uống, n = 22; 49% so với bôi tại chỗ, n = 11; 25%).

Kết quá nghiên cứu

Các tác giả nghiên cứu cho biết: “Minoxidil 5 mg uống một lần mỗi ngày không chứng minh được tính ưu việt so với minoxidil 5% bôi hai lần mỗi ngày trong điều trị rụng tóc ở nam giới sau 24 tuần. Tuy nhiên, sự cải thiện về mặt hình ảnh tổng thể ở vùng đỉnh lại vượt trội hơn ở nhóm minoxidil đường uống. Minoxidil uống liều thấp đã được chứng minh là có khả năng dung nạp tốt, do đó, là một lựa chọn cho những bệnh nhân không dung nạp với điều trị tại chỗ.”

 

Tài liệu tham khảo

https://www.healio.com/news/dermatology/20240419/lowdose-oral-minoxidil-shows-similar-results-to-topical-treatment-in-alopecia

Hói đầu - kiến thức phòng ngừa & điều trị

Câu hỏi thường gặp

1. Khi nào cần can thiệp điều trị rụng tóc?

Một người bình thường trung bình rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày và tóc mới sẽ mọc thay. Tuy nhiên, nếu khi tóc rụng đi mà số tóc mới mọc lại ít hoặc không mọc sẽ gây ra hiện tượng tóc thưa, hói. Khi đó chúng ta cần đến thăm khám và điều trị sớm để có được kết quả mong muốn.

2. Rụng tóc nội tiết tố androgen có di truyền không?

Rụng tóc nội tiết tố androgen là một tình trạng di truyền, có thể ảnh hưởng cả nam và nữ. Tuy không nguy hiểm đến sức khỏe tổng thế nhưng gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của người bệnh.

3. Nghiền vitamin B1 cùng dầu gội đầu có giúp chữa rụng tóc?

Một số mẹo trị rụng tóc hay được các bạn trẻ chia sẻ trên các trang mạng xã hội hiện nay như nghiền vitamin B1 cùng dầu gội đầu. Mặc dù vitamin B rất cần thiết trong quá trình hình thành sợi tóc, nhưng việc nghiền rồi gội không có tác dụng chữa rụng tóc, mà chỉ giúp phần tóc khô xơ được phục hồi.

4. Có những phương pháp nào điều trị rụng tóc ?

Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm thuốc uống và bôi tại chỗ, ngoài ra còn có một số những phương pháp hỗ trợ như laser, tiêm mesotherapy, chiếu ánh sáng sinh học, cấy tóc.

5. Làm thế nào để ngăn ngừa tái phát rụng tóc?

Hiện nay, chưa có một phương pháp nào ngăn ngừa được chứng rụng tóc tái phát. Tuy nhiên, chúng ta có thể hạn chế mức độ rụng tóc bằng cách xây dựng một lối sống lành mạnh, hạn chế thuốc lá, bổ sung các thực phẩm chứa vitamin nhóm B, đạm, sắt. Ngoài ra, cần biết chăm sóc tóc đúng cách, tránh tạo áp lực mạnh như kéo tóc hay đội mũ chật.

Ghi chép theo chia sẻ của BS.CKI Dương Phương Chi
Khoa Da Liễu – Thẩm Mỹ Da, BV ĐH Y Dược TP.HCM

Tags: BS.CKI Dương Phương Chiđiều trị rụng tócminoxidil
Previous Post

Làm sao biết có bị giời leo hay không? Cách điều trị và phòng bệnh hiệu quả

Next Post

Tiêm chất làm đầy (filler) có an toàn?

Related Posts

Các Bệnh Da Khác

Trị rụng tóc sao cho hiệu quả?

by Quý
04/12/2023
0

Muốn điều trị rụng tóc dứt điểm, cần đi khám chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán chính xác...

Read more

Ứng dụng công nghệ trong điều trị mụn trứng cá

24/11/2023

Bác sĩ của bạn: Mục cóc

25/06/2024

Điều trị u mềm lây tại nhà bằng gel berdazimer

27/04/2023
Load More
Next Post

Tiêm chất làm đầy (filler) có an toàn?

Bài xem nhiều

Đào tạo

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

by vuong
23/04/2025
0

Kính thưa Quý đồng nghiệp, Ngày nay, các vấn đề liên quan đến rụng tóc đang trở thành mối quan...

Read more

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Điều trị nám da, tàn nhang, đồi mồi bằng công nghệ cao – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Công nghệ Pico laser điều trị nám, tàn nhang, xóa xăm…liệu có hiệu quả – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status