• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Các Loại Thuốc Điều Trị Viêm Da Cơ Địa Cho Trẻ Em Thường Gặp

Khi mắc viêm da cơ địa, da của trẻ sẽ xuất hiện các mảng đỏ, khô, ngứa khó chịu

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Mặc dù chưa có thuốc điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em dứt điểm nhưng vẫn có những lựa chọn hỗ trợ làm giảm triệu chứng khó chịu cho trẻ cũng như giúp bệnh nhanh hồi phục hơn.

Xem thêm

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Trẻ em là một trong các đối tượng dễ gặp viêm da cơ địa do bị kích thích bởi mồ hôi, không khí nóng bức, quần áo thô ráp, các chất tẩy rửa,… Ngoài ra trẻ còn có thể bị dị ứng từ thức ăn, vật nuôi, bụi phấn,… và còn nhiều nguyên nhân chưa rõ khác.

Với trẻ bị viêm da cơ địa, da của trẻ sẽ xuất hiện các mảng đỏ, khô, ngứa khó chịu. Khi bị trầy xước da có thể trở nên phồng rộp, chảy nước, đóng vảy hoặc loét do bị nhiễm trùng. Nếu trẻ gãi nhiều trong vài tuần đến vài tháng, vùng da bệnh có thể bắt đầu sần sùi và chuyển sẫm màu hơn.

Khi mắc viêm da cơ địa, da của trẻ sẽ xuất hiện các mảng đỏ, khô, ngứa khó chịu

Ở trẻ sơ sinh, bệnh thường ảnh hưởng đến mặt, da đầu, cánh tay và chân. Ở trẻ lớn, bệnh thường xuất hiện ở phần bên trong khuỷu tay và lưng gối. Một số trẻ bị bệnh nghiêm trọng có thể bị viêm da toàn bộ cơ thể.

Các loại thuốc điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em phổ biến

Thông thường khi mắc bệnh viêm da cơ địa, trẻ có thể cần đến:

  • Kem steroid và thuốc mỡ: Là loại thuốc bôi để giảm viêm da ví dụ như hydrocortison, mometasone hoặc triamcinolone. Nên thoa một lượng nhỏ thuốc vào các khu vực da bị ảnh hưởng khoảng 2 lần một ngày khi cần thiết hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ như tacrolimus hoặc pimecrolimus tại chỗ
  • Thuốc giảm ngứa như Diphenhydramine (Benadryl) hoặc Hydroxyzine (Atarax). Thuốc kháng histamine cũng là một loại thuốc chống dị ứng.
  • Thuốc điều hòa miễn dịch đường uống: Là phương pháp điều trị cuối cùng có thể làm giảm các triệu chứng viêm da cơ địa nhưng cần cẩn thận khi sử dụng – không lạm dụng vì thuốc có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch hoặc gây ung thư.
  • Corticosteroid đường uống: chỉ được sử dụng như một giải pháp ngắn hạn, vì có những tác dụng phụ nghiêm trọng tiềm ẩn
  • Kem dưỡng ẩm: Trẻ nên thoa một lớp kem dưỡng ẩm 30 phút sau khi thoa bất kỳ loại thuốc bôi nào trước đó. Ngay cả khi trẻ không có dấu hiệu viêm da thì vẫn nên tiếp tục thoa kem dưỡng ít nhất 2 lần mỗi ngày để giúp ngăn ngừa tái phát bệnh.

Thời gian điều trị viêm da cơ địa ở trẻ mất bao lâu?

Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của trường hợp viêm da dị ứng ở trẻ. Một khi đã mắc bệnh, trẻ cần nhiều chú ý hơn trong việc chăm sóc da như cần biết và tránh các chất gây kích ứng, có thể cần sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày,…

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa

Ngoài việc dùng đúng thuốc chữa viêm da cơ địa ở trẻ em thì việc chăm sóc cũng có vai trò rất quan trọng trong điều trị và phòng ngừa bệnh.

Về việc tắm cho trẻ:

  • Sử dụng sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng, không chứa xà phòng
  • Thời gian tắm chỉ nên giới hạn trong 5-10 phút
  • Không tắm nước quá ấm
  • Không dùng khăn lau mạnh, chà xát lên người trẻ
  • Có thể kết hợp với yến mạch hoặc soda baking

Yếu tố môi trường:

  • Tránh các yếu tố gây bệnh như lông động vật, phấn hoa, mạt bụi,…
  • Điều chỉnh nhiệt độ ở khu vực bé sinh hoạt được mát mẻ
  • Tránh các trang phục có vải thô cứng, gây ngứa hay không thoáng khí
  • Giảm thiểu tiếp xúc với môi trường nóng bức, dễ đổ mồ hôi
  • Dùng thêm máy phun sương nếu độ ẩm thấp

Nếu tình trạng bệnh của da không thuyên giảm hoặc tiến triển sang các nơi lân cận hoặc khiến trẻ bị sốt, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có xử lý kịp thời và đúng cách, tránh nguy cơ dẫn đến các biến chứng do bệnh trở nặng như nhiễm trùng da, viêm da bội nhiễm.

 

 

Tags: chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địađiều trị viêm da cơ địa ở trẻthuốc điều trị viêm da cơ địa ở trẻviêm da cơ địa ở trẻ
Share348SendSend
Previous Post

Nguyên Nhân Gây Bệnh Viêm Da Cơ Địa & Cách Chữa Tại Nhà

Next Post

Cách Điều Trị Viêm Da Cơ Địa Cho Trẻ Sơ Sinh & Phụ Nữ Mang Thai

Related Posts

No Content Available
Load More
Next Post

Cách Điều Trị Viêm Da Cơ Địa Cho Trẻ Sơ Sinh & Phụ Nữ Mang Thai

Bài xem nhiều

Công tác & Điều trị

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

by Quý
22/03/2023
0

Đa phần nốt ruồi lành tính, theo thời gian, sẽ không thay đổi. Nốt ruồi ác tính, nốt ruồi bệnh...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Thực hư tế bào gốc trị bách bệnh

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM