• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

CHĂM SÓC DA SAU KHI NẶN MỤN VÀ LỘT DA BẰNG HÓA CHẤT GIẢM MỤN ĐẦU ĐEN

Hiện nay rất nhiều người sử dụng phương pháp nặn mụn và lột da bằng hóa chất để giảm mụn đầu đen. Tất cả các phương pháp này đều tác động trực tiếp, làm da bị tổn thương nên nếu không biết cách chăm sóc sẽ làm cho vấn đề trên da trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ mọi người cách chăm sóc da sau khi nặn mụn và lột da bằng hóa chất để giảm mụn đầu đen.

Xem thêm

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Chăm sóc da sau khi nặn mụn

Ngay sau khi vừa nặn mụn lấy cùi ra, da mặt của bạn sẽ xuất hiện những vết thương hở nhỏ, bạn hãy dùng gạc tiệt trùng, làm ướt với nước muối sinh lý, rồi làm sạch vùng da vừa mới nặn mụn. Việc này sẽ giúp tiệt trùng vùng mụn, chống viêm, sưng, từ đó thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Để làm sạch da bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt (chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ, không có bọt, đặc biệt không có hạt tránh làm tổn thương da)

Ngày đầu tiên sau khi nặn mụn xong bạn không nên dưỡng da hay thoa bất cứ sản phẩm gì trên da mà chỉ cần thực hiện các bước làm sạch da. Để làm sạch da bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt (chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ, không có bọt, đặc biệt không có hạt tránh làm tổn thương da), hoặc có thể hoà nước ấm với nước muối sinh lý để rửa (việc sử dụng nước muối hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi, nước muối làm cho da bị khô, tuy nhiên nó vẫn có hiệu quả nhất định nên mọi người cân nhắc sử dụng).

Ngày thứ hai lúc này vết thương đã hơi se lại bạn có thể thực hiện dưỡng ẩm với thành phần tự nhiên lành tính. Sáng và tối bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, sau đó thoa toner rồi sử dụng vitamin E.

Ngày thứ 3 chăm sóc da sau khi nặn mụn, lúc này vết thương nặn mụn đã lành mọi người có thể sử dụng các phương pháp dưỡng da như hằng ngày. Khi vết thương gần lành bạn có thể tiến hành dùng tay massage nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu, kích thích collagen.

Đặc biệt trong hai ngày đầu sau khi nặn hạn chế sờ tay hay tiếp xúc đối với da mặt để tránh da bị nhiễm khuẩn. Khi đi ra ngoài bạn nên đeo khẩu trang, kính mát, sử dụng mũ rộng vành. Hạn chế ăn đồ cay, thịt nướng, đồ uống có gas nếu không sẽ rất dễ để lại vết thâm mụn đen và đỏ

Cách chăm sóc da sau lột da bằng hóa chất

Nếu không biết cách chăm sóc da sau khi lột da bằng hóa chất, da có thể gặp những vấn đề dưới đây:

Tăng sắc tố: Bề mặt da sau khi lột da bằng hóa chất nếu không được bảo vệ dưới chịu tác động của tia UV sẽ làm tăng sắc tố

Khô da, bong tróc da: Da trải qua quá trình điều trị bị tổn thương, rất dễ bị khô và bong tróc nếu không biết cách chăm sóc.

Từ những vấn đề có thể xảy ra cho da ở trên chúng tôi xin chia sẻ những cách chăm sóc da sau lột da bằng hóa chất:

Tránh tăng sắc tố da: thường 1 – 2 ngày đầu khi bạn chưa sử dụng được kem chống nắng thì khi ra nắng phải che chắn cho làn da cẩn thận với áo chống nắng, mũ chống nắng, khẩu trang…

Hạn chế khô da: bạn có thể sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm cho da chứa Glycerin, Sodium Hydroxidie, ZinC PCA…

Ngoài ra các bác sĩ điều trị cũng sẽ kê cho bạn những sản phẩm đặc trị, bạn nên tuân thủ thực hiện theo những chỉ dẫn để đạt được hiệu quả tốt.

Sau khi nặn mụn và lột da bằng hóa chất, da thường bị rát khó chịu. Để khắc phục tình trạng này bạn sử dụng gạc hoặc bông tẩy trang thấm nước sạch, sau đó vắt cho hơi ráo nước. Tiếp đến cho bông hoặc gạc này vào túi zip rồi để vào trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 10 – 15 phút rồi chườm lạnh trên da.

Hy vọng với chia sẻ trên mọi người sẽ chăm sóc da sau khi nặn mụn hay lột da bằng hóa chất và yên tâm sau khi thực hiện các phương pháp trên để có được hiệu quả tốt hơn.

BS. CKII Phạm Đình Lâm

Tags: Chăm sóc da sau khi nặn mụnchăm sóc da sau lột da bằng hóa chất
Previous Post

KEM CHỐNG NẮNG NÀO TỐT CHO DA NHỜN MỤN? CHIA SẺ BÍ QUYẾT LỰA CHỌN

Next Post

MỤN ẨN DƯỚI DA, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY

Related Posts

Bệnh da nhiễm khuẩn

Những điều nên và không nên khi nặn mụn

by Quý
17/08/2022
0

Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm dậy thì. Vậy thực sự có nên nặn...

Read more
Load More
Next Post

MỤN ẨN DƯỚI DA, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
14/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status