• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Chấm TCA trị sẹo lõm giải quyết nhiều vấn đề về da an toàn và hiệu quả

TS.BS Lê Thái Vân Thanh, Trưởng khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Xem thêm

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhờ khoa học và công nghệ phát triển giúp cho lĩnh vực làm đẹp hiệu quả hơn, trong đó có liệu pháp chấm TCA (trichloroacetic acid) giải quyết nhiều vấn đề về da, đặc biệt là trị sẹo rỗ.

Chấm TCA trong điều trị sẹo lõm, sẹo rỗ là gì?

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia (NCBI), Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, chấm TCA (trichloroacetic acid) là phương pháp điều trị sẹo rỗ khá phổ biến, giải quyết nhiều vấn đề trên da an toàn và hiệu quả.

Chấm TCA hay còn gọi là kỹ thuật TCA Cross là tái tạo các vết sẹo trên da bằng hóa chất (CROSS), sử dụng axit trichloroacetic (TCA) để điều trị sẹo rỗ. Nó không tốn kém, an toàn và hiệu quả.

Quy trình CROSS TCA bao gồm việc lắng đọng một lượng nhỏ TCA ở nồng độ cao (70 – 100%) lên bề mặt sẹo rỗ. Nó tạo ra phản ứng viêm tại chỗ dẫn đến hình thành các sợi collagen mới, cải thiện sự xuất hiện của sẹo bằng cách tăng độ tái tạo collagen và giảm vùng lõm của sẹo.

Nói theo ngôn ngữ phổ thông là chấm trực tiếp TCA lên vết sẹo lõm bằng dụng cụ chuyên biệt, tùy thuộc vào tổn thương của sẹo mà điều chỉnh nồng độ TCA cho phù hợp, nhằm phá nền sẹo, kích thích sự phát triển của các tế bào xơ thượng bì, từ đó làm đầy tổ chức sẹo.

Người châu Á do có làn da rất nhạy cảm với ánh sáng nên, chỉ sử dụng nồng độ TCA thấp để hạn chế tổn thương, dễ bị bào mòn, dễ ăn nắng dẫn đến sạm và nám da.

Đối với những người có sẹo đặc biệt, khó điều trị do sâu, miệng hẹp, nếu dùng laser tái tạo hay phục hồi collagen hiệu quả thấp, nên chấm TCA sẽ giải quyết được nhược điểm này bằng cách tác động trực tiếp vào nốt sẹo sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.

Ba tiêu chí được xem là quyết định cho sự thành công của TCA là dạng và mức độ nghiêm trọng của sẹo mụn, sở thích và mong đợi của bệnh nhân và tiêu chí thứ 3 là kinh nghiệm và kỳ vọng của bác sĩ lâm sàng. Phù hợp với sẹo lõm đã ổn định, kích thước 1- 3mm. Còn chống chỉ định ở nhóm sẹo lõm chưa ổn định, sẹo có kích thước lớn hơn 3mm.

Cũng phải nói thêm rằng thủ thuật TCA mang lại hiệu quả cao và cũng giống như bóc tách sẹo, nó đòi hỏi sự chính xác cao khi chấm để tránh rơi acid vào vùng da lành kề cạnh hay mắt….

Vì vậy chỉ những bác sĩ chuyên khoa, nhiều kinh nghiệm mới có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối. Nói cách khác, nó giống như con dao hai lưỡi, lợi hại song hành nên càng thận trọng càng tốt.

Ngoài ra, TCA còn tồn tại một số tác dụng phụ tiềm ẩn như gây đỏ và cảm giác bỏng nhẹ trong 2 tuần, nhưng các phản ứng này được xem là hoàn toàn bình thường nên những người thực hành cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị, kể cả trước và sau trị liệu.

Để trị sẹo rỗ vĩnh viễn, chấm TCA có thể kết hợp với các phương pháp khác như: Bóc tách sẹo, Laser fractional CO2, Serum GEN 2.0… sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Quy trình chấm TCA diễn ra thế nào?

Toàn bộ quy trình chấm TCA chuẩn y khoa được thực hiện trực tiếp bởi bác sĩ da liễu, và diễn ra theo các bước chính như thăm khám, kiểm tra và đánh giá tổn thương, dùng gạc ẩm che bảo vệ vùng da lành và vùng mắt, sát trùng vùng sẹo và chọn nồng độ acid TC phù hợp với từng loại da, làm sạch vùng da cần điều trị và tiến hành ủ tê giảm đau trước khi thực hiện ‪1 giờ.

Bác sĩ sẽ dùng gạc y tế che để bảo vệ mắt và vùng da lành, sau đó sát trùng vùng da làm thủ thuật bằng cồn 70 độ và nước muối sinh lý. Tiến hành chấm TCA trực tiếp vào các nốt sẹo, chờ 1 đến 2 phút cho khô, có thể chấm một đến hai lần, đến khi thấy tổn thương có màu trắng, dừng chấm thuốc. Cuối cùng, làm dịu vùng da thực hiện thủ thuật bằng gạc lạnh hoặc mặt nạ chuyên dùng.

Tùy thuộc khả năng chịu đựng của người bệnh mà điều trị nhiều hay ít, không nên chấm quá nhiều thương tổn trong một lần điều trị. Nếu chấm thuốc ra vùng da lành phải lau sạch hoặc đắp bằng gạc ẩm. Nếu thấy điều gì khác thường, nhất là dị ứng, nên ngừng điều trị.

Tags: điều trị sẹo rỗTCATS BS. Lê Thái Vân Thanh
Share348SendSend
Previous Post

Hội chứng chuyển hoá làm tăng nhiễm Demodex folliculorum

Next Post

Hydroxychloroqine trong điều trị bệnh thấp khớp không liên quan đến kéo dài QTc

Related Posts

Các Bệnh Da Khác

Phục hồi da sau kỳ nghỉ Tết

by Quý
13/02/2023
0

Trong thời gian nghỉ Tết, sinh hoạt bị xáo trộn gây nhiều ảnh hưởng tới làn da. Sau tết, chúng...

Read more

Phỏng da mặt, tổn thương da do đắp mặt nạ tự chế

04/02/2023

Khi mỹ phẩm cũng có thể gây ung thư

28/10/2022

Tác hại khôn lường khi trẻ hóa làn da không đúng cách

09/08/2022
Load More
Next Post

Hydroxychloroqine trong điều trị bệnh thấp khớp không liên quan đến kéo dài QTc

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

by Quý
27/03/2023
0

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM