• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Da khô: Nguyên nhân và cách chăm sóc

ThS. BS Thái Thanh Yến, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược

Xem thêm

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Bớt sắc tố ở trẻ – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Thực phẩm cay, nóng có gây mụn không ? HTV Bác sĩ của bạn

Da khô là một trong 5 tình trạng da hay gặp, chúng thường vô hại và có thể ảnh hưởng đến bất kì ai nhưng không gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng . Khi không được chăm sóc đúng cách, da khô có thể gây khó chịu và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và ảnh hưởng đến thẩm mỹ da.

Khi không được chăm sóc đúng cách, da khô có thể gây khó chịu và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và ảnh hưởng đến thẩm mỹ da

Tình trạng da khô

Theo Mayoclinic (MCO) của Mỹ, da khô (dry skin) là hiện tượng làn da của bạn đang thiếu lượng nước thích hợp trong lớp biểu bì của da khiến làn da của bạn có vảy, ngứa hoặc nứt nẻ khiến da trở nên nhạy cảm, dễ phát ban và bong da.

Khô da có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là  tại các vùng da hở như tay, chân, đầu gối, khuỷu tay và vùng mặt. Da khô thường không nghiêm trọng nhưng ảnh hướng đến vẻ đẹp thẩm mỹ và sự tự tin, chúng gây bong vảy, đỏ da hoặc cảm giác châm chích dưới da.

Tuy nhiên khi da khô xảy ra thường xuyên hoặc nghiêm trọng có thể gây lão hóa da sớm và dễ mắc các bệnh lý về da: viêm da dị ứng do tình trạng khô da quá mức dẫn đến kích hoạt bệnh gây viêm, đỏ da. Ngoài ra có thể gây nhiễm trùng ở da do da khô tạo vết nứt, khoảng kẽ ở da khiến cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng. Trong những trường hợp này, bạn cần sự tư vấn và giúp đỡ từ bác sĩ chuyên khoa da liễu, thẩm mỹ da.

Nguyên nhân gây da khô

Da khô thường có nguyên nhân do môi trường, tuy nhiên một số bệnh cũng ảnh hưởng đến khô da. Các nguyên nhân thường gặp gây khô da:

  • Do tuổi tác: Xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở độ tuổi > 40 do suy giảm chức năng tuyến bã nhờn và mồ hôi làm lượng dầu trên da ít đi khiến da khô và dễ lão hóa da
  • Do một số bệnh lý về da: viêm da dị ứng, chàm, vảy nến… khiến da khô, ngứa, nứt nẻ nhất là da trên các khuỷu khớp, đầu gối và trên mặt, tay và chân
  • Do nước: Ngâm trong bồn tắm hoặc bơi lội, làm việc dưới nước lâu khiến da khô. Nước càng nóng, càng nhiều clo, nguy cơ khô da càng cao
  • Do hút thuốc: Thuốc lá có nhiều độc tố nhất là carbon monoxidevà nicotine làm giảm lưu lượng máu và oxy tế bào da dẫn đến da khô, xỉn màu
  • Thói quen trong sinh hoạt như dùng xà phòng, dầu gội có chứa nhiều hóa chất làm sạch da do chúng có tác dụng loại bỏ độ ẩm ra khỏi làn da bạn
  • Do thời tiết, nhất là hanh khô, khí hậu quá nóng hay quá lạnh, độ ẩm thấp, nhất là lúc giao mùa, mùa đông, hoặc việc sử dụng lò sưởi đều có thể làm giảm độ ẩm và làm khô da bạn

Các biện pháp chăm sóc giúp da duy trì độ ẩm và khỏe mạnh

Trong hầu hết các trường hợp, da khô đáp ứng tốt với lối sống khoa học và cách chăm sóc phù hợp, chẳng hạn như sử dụng kem dưỡng ẩm và tránh tắm lâu trong nước nóng. Nếu bạn có làn da khô và có vảy, bác sĩ chuyên khoa da liễu, thẩm mỹ da có thể khuyên bạn sử dụng một loại kem không kê đơn có chứa axit lactic hoặc axit lactic và urê.

Da khô đáp ứng tốt với lối sống khoa học và cách chăm sóc phù hợp, chẳng hạn như sử dụng kem dưỡng ẩm và tránh tắm lâu trong nước nóng

 Một số biện pháp chăm sóc hữu hiệu giảm tình trạng khô da:

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên bởi vì kem dưỡng ẩm có tác dụng hạn chế sự thoát hơi nước trên bề mặt da. Do đó bạn có thể thoa nhiều lần trong ngày và sau khi tắm. Đặc biệt nên sử dụng dòng sản phẩm dưỡng ẩm chuyên sâu
  • Nếu da bạn cực khô, có thể thoa một loại dầu dùng cho em bé, nó có tác dụng kéo dài thời gian dưỡng ẩm và ngăn chặn sự bay hơi của nước trên bề mặt da. Tuy nhiên dầu có tính chất bóng nhờn khi thoa trên bề mặt da, do đó nên sử dụng chúng vào ban đêm
  • Hạn chế thời gian tắm trong nước nóng quá lâu, nhất là trong bồn hoặc dưới vòi hoa sen, chỉ nên tắm 5 – 10 phút trong nước hơi ấm, không nên nóng quá. Nhớ thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm hạn chế hiện tượng khô da
  • Tránh dùng sản phẩm làm khô da như xà phòng, nên thay bằng kem hoặc sữa rửa mặt và sữa tắm có chứa chất dưỡng ẩm nhẹ hay các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ và không mùi, không hương liệu và rượu
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong nhà để hạn chế da nhạy cảm và làm giảm ngứa và bong tróc làn da của bạn
  • Sử dụng trang phục có chất vải tốt cho làn da, như cotton và lụa, hạn chế sử dụng đồ len dạ, kể cả len dạ tự nhiên, có thể gây kích ứng và làm khô da. Giặt quần áo bằng chất tẩy rửa mà không có thuốc nhuộm hoặc nước hoa vì cả hai đều có thể gây kích ứng da của bạn
  • Để giảm viêm và ngứa có thể sử dụng kem hoặc thuốc mỡ hydrocortisone không cần kê toa, đặc biệt hydrocortison 1%. Nếu các biện pháp này không giúp bạn giảm bớt triệu chứng hoặc khiến cho da của bạn ngày càng trầm trọng hơn, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu.
  • Mang trang phục phòng chống nắng, gió hay khi thời tiết khắc nghiệt. Mùa đông có thể làm khô da, vì vậy hãy nhớ đeo khăn quàng cổ, mũ và găng tay khi ra ngoài. Mang găng tay cao su nếu phải làm việc trong nước hoặc sử dụng chất tẩy rửa mạnh, việc đeo găng tay cao su sẽ  bảo vệ tốt cho làn da của bạn.
  • Có thể dùng các loại mặt nạ, như mặt nạ bơ, dùng dầu ô liu giúp làm sạch da, thử làm ẩm da của bạn bằng dầu dừa, bột yến mạch để bảo vệ da khỏi mất nước. Massage da bằng dầu hạnh nhân vì nó rất giàu vitamin E có tác dụng chống da khô lâu dài…

Tags: chăm sóc da khôda khôThS. BS. Thái Thanh Yến
Previous Post

Chăm sóc da hỗn hợp như thế nào?

Next Post

Viêm da cơ địa, bệnh lý ngoài da thường gặp nhất

Related Posts

Chăm sóc da

HTV9 – Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì – Bác sĩ của bạn

by vuong
03/07/2024
0

https://www.youtube.com/watch?v=nwF-Cvge2zI Chương trình "BÁC SĨ CỦA BẠN" - MỤN TRỨNG CÁ Ở TUỔI DẬY THÌ Chương trình phát sóng trên...

Read more

HTV9 – Dị Dạng Mạch Máu – Bác sĩ của bạn

03/07/2024

Mũi đỏ: Nguyên nhân và cách điều trị mũi đỏ hiệu quả

01/06/2024

Alobacsi: Biện pháp khử thâm môi

13/01/2024
Load More
Next Post

Viêm da cơ địa, bệnh lý ngoài da thường gặp nhất

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
14/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status