• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Dùng liệu pháp sinh học trên bệnh nhân vảy nến đang mang thai, an toàn không?

BS. Nguyễn Thị Thùy Trang

Theo dữ liệu nghiên cứu được công bố trên Cẩm nang Điều trị Da liễu (Dermatologic Therapies), sử dụng liệu pháp sinh học điều trị bệnh vảy nến ở bệnh nhân đang mang thai không liên quan đến những hệ quả bất lợi đối với trẻ sơ sinh. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng các tác nhân sinh học nên được kê đơn một cách thận trọng trong thời kỳ mang thai, đặc biệt nếu đã qua tam cá nguyệt đầu tiên.

Xem thêm

Điều trị nám da, tàn nhang, đồi mồi bằng công nghệ cao – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Bệnh Gai Đen – Bác sĩ của bạn – HTV9

Silicone từ hoạt chất cổ điển đến ứng dụng hiện đại trong thẩm mỹ

Bệnh viêm quầng có nghiêm trọng không?

Dữ liệu dù hạn chế cũng cho thấy mối quan hệ giữa việc sử dụng liệu pháp sinh học đối với điều trị bệnh vảy nến và kết cục thai kì. Các nhà nghiên cứu đã tìm cách đánh giá tác động của việc phơi nhiễm sinh học trong thai kỳ.

Đây là một loạt trường hợp hồi cứu đánh giá những bệnh nhân bị bệnh vảy nến được điều trị bằng liệu pháp sinh học trong thời kỳ mang thai từ năm 2006 đến năm 2019. Hồ sơ được lựa chọn từ một Trung tâm Khoa học trực thuộc Đại học ở Thổ Nhĩ Kỳ. Dữ liệu nhân khẩu học và lâm sàng được xác định chắc chắn bằng việc xem xét hồ sơ y tế.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về kết quả lâu dài của những đứa trẻ bị phơi nhiễm từ các bà mẹ trong các lần tái khám hoặc phỏng vấn qua điện thoại. Những vấn đề cần quan tâm ở những trẻ em này bao gồm quỹ đạo tăng trưởng và phát triển, tiền sử bệnh nhiễm trùng, tiền sử nhập viện, dị ứng và bệnh vẩy nến.

Kết cục của thai kỳ cũng được đánh giá, bao gồm phương thức sinh, các biến chứng khi sinh, sự trưởng thành của trẻ sơ sinh và các kết cục bất lợi. Các nhà nghiên cứu cũng tiến hành phân tích tài liệu về các nghiên cứu đánh giá kết quả lâu dài của những bà mẹ và trẻ em bị phơi nhiễm.

Chuỗi trường hợp bao gồm dữ liệu từ 9 lần mang thai ở 6 phụ nữ được điều trị bằng liệu pháp sinh học cho bệnh vảy nến. Tuổi trung bình của những người tham gia là 33 tuổi (24 – 40 tuổi); thời gian mắc bệnh trung bình là 8,5 năm (3 – 23 năm). Tại thời điểm thụ thai, thời gian trung bình của điều trị bằng liệu pháp sinh học là 30 tháng (phạm vi, 6 tuần – 50 tháng).

Sử dụng liệu pháp sinh học điều trị bệnh vảy nến ở bệnh nhân đang mang thai không liên quan đến những hệ quả bất lợi đối với trẻ sơ sinh.

Tất cả các bệnh nhân đều thuyên giảm về mặt lâm sàng và ngừng điều trị bằng sinh học tại thời điểm được chẩn đoán mang thai. Tuy nhiên, 1 bệnh nhân đã phát triển bệnh vảy nến mủ toàn thể khi đang mang thai và được điều trị bằng liệu pháp sinh học lại. Không có bệnh nhân nào báo cáo về bất kỳ tác dụng phụ liên quan đến liệu pháp sinh học.

Tổng cộng, 7 lần mang thai đều sinh ra những đứa trẻ đủ tháng, khỏe mạnh. Một lần mang thai kết thúc bằng phá thai tự chọn, và một lần được chẩn đoán là mang thai ngoài tử cung ống dẫn trứng bên phải và sau đó lựa chọn chấm dứt thai kỳ. Thời gian theo dõi sau sinh dao động từ 14 tháng đến 13 năm.

Tất cả trẻ em đều tăng trưởng và phát triển bình thường. Chỉ có 1 trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng cần điều trị bằng thuốc kháng sinh trong năm đầu đời, trẻ sơ sinh này đã tiếp xúc với ustekinumab trong tam cá nguyệt đầu. Không ai trong số trẻ em phơi nhiễm có biểu hiện dị ứng, khối u ác tính hoặc bệnh vảy nến.

Không có mối liên hệ rõ ràng nào được xác định giữa việc trẻ sơ sinh phơi nhiễm với liệu pháp sinh học và các kết quả bất lợi cho trẻ sơ sinh hoặc thai nghén. Những kết quả này đã chứng thực dữ liệu và cho thấy không có mối quan hệ như vậy giữa các biến số nghiên cứu. Trong 1 nghiên cứu hồi cứu đánh giá kết quả ở những trẻ em phơi nhiễm thì tăng trưởng và phát triển tâm sinh lý là bình thường.

Hạn chế đối với nghiên cứu này là thiết kế hồi cứu nên cỡ mẫu tương đối nhỏ gồm 6 phụ nữ và thiếu các tài liệu hiện có về chủ đề này. Các nhà nghiên cứu tin rằng cần phải nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về những rủi ro liên quan đến việc sử dụng liệu pháp sinh học trong thời kỳ mang thai.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng cho đến khi có một bức tranh rõ ràng hơn, nên dành riêng cho những bệnh nhân có nhu cầu cao, hoặc tiến trình bệnh tiến triển không tốt. Họ nói thêm rằng “sử dụng liệu pháp sinh học trong thai kỳ đòi hỏi phải đánh giá cẩn thận tỷ lệ rủi ro/lợi ích trên cơ sở từng trường hợp, vì tác động của nó đối với sự phát triển lâu dài của trẻ sơ sinh và trẻ em bị phơi nhiễm vẫn chưa được làm sáng tỏ.”

Tags: BS Nguyễn Thị Thùy Trangliệu pháp sinh họcmang thai vảy nếnthời kỳ mang thai
Previous Post

Những lỗi thường gặp khi gội đầu khiến tóc nhanh xơ gãy, rụng

Next Post

Điều trị và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh bọng nước biểu bì da và niêm mạc

Related Posts

Bệnh Da Liễu

Lợi ích và rủi ro khi lựa chọn các phương pháp điều trị bệnh da cho trẻ

by Quý
12/02/2023
0

Cho đến gần đây, các bác sĩ da liễu nhi khoa đã có một vài lựa chọn được Cục Quản...

Read more

Liệu pháp sinh học điều trị các bệnh lý về cơ địa có thật sự an toàn trong thai kỳ?

14/09/2022

Botulinum Toxin A điều trị chứng tăng tiết mồ hôi thứ phát, hiệu quả như thế nào?

29/11/2021

Đặc điểm lâm sàng của nhiễm Herpes Zoster có thể dự báo nguy cơ đau do kháng thuốc

26/10/2021
Load More
Next Post

Điều trị và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh bọng nước biểu bì da và niêm mạc

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
14/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status