Sự nhàm chán và những cảm giác liên quan đến chủ nghĩa hoàn hảo có lẽ cộng hưởng cho sự gia tăng hành vi giật tóc. Nhiều yếu tố khác có thể đóng vai trò là “tác nhân” cho hành vi giật tóc, đặc biệt ở những trẻ em hoặc người lớn gặp khó khăn trong việc biểu lộ cảm xúc.
Một bài đánh giá được xuất bản trên cuốn sách Dermatologic Therapy (Cẩm nang điều trị da liễu) đã phác thảo bệnh lý, chẩn đoán và điều trị chứng rối loạn phức tạp, chứng nghiện giật tóc.
Mặc dù dữ liệu dịch tễ học cụ thể cho chứng rối loạn này rất hiếm, nhưng chứng nghiện giật tóc được ước tính ảnh hưởng đến khoảng 1% đến 3% dân số nói chung. Hội chứng nghiện giật tóc có thể gây tàn tật nghiêm trọng, với những bệnh nhân được báo cáo có suy giảm chức năng đáng kể liên quan đến rụng tóc.
Hội chứng nghiện giật tóc có thể làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần khác, chẳng hạn như trầm cảm và lo âu. Ngược lại, mức độ nghiêm trọng của chứng nghiện giật tóc cũng có thể được duy trì bởi các rối loạn tâm thần khác: 1 nghiên cứu chỉ ra rằng những khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc có thể là nền tảng chung của những người bị ảnh hưởng.
Biểu hiện lâm sàng của chứng nghiện giật tóc được đặc trưng bởi các mảng rụng tóc có nhiều kích thước và hình dạng bất thường. Bệnh nhân có thể kéo từ da đầu hoặc các vùng cơ thể khác. Trong một số trường hợp, những tổn thương dạng “ban đỏ, xuất huyết hoặc trầy da” xuất hiện trên các mảng rụng tóc.
Bệnh nhân cũng có thể nhai hoặc nuốt tóc đã kéo, có thể gây ra các biến chứng về đường tiêu hóa. Các hành vi liên quan khác bao gồm “ngoáy mũi và cắn môi – cắn móng tay”, đặc biệt ở thanh thiếu niên và trẻ em.
Chẩn đoán hội chứng nghiện giật tóc dựa trên biểu hiện lâm sàng và bệnh sử, bao gồm cả các chẩn đoán tâm thần trong quá khứ. Chỉ trong những trường hợp nghi ngờ rụng tóc từng vùng nên tiến hành sinh thiết các điểm hói.
Mặc dù căn nguyên của căn bệnh này vẫn chưa rõ ràng, một số nghiên cứu cho thấy rằng chứng nghiện giật tóc có thể có yếu tố di truyền. Những người có họ hàng gần với người bệnh hiện mắc, nhiều khả năng mắc chứng nghiện giật tóc hơn so với các đồng nghiệp của họ trong dân số chung.
Một số biến thể trong sự liên kết giữa hai loại gen protein 3 (SAPAP3) và SAP90/PSD-95, đã được quan sát thấy ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn giật tóc và bứt rứt. Ngoài ra, mật độ chất xám tăng lên ở một số vùng não nhất định cũng có thể cảnh báo về tình trạng bệnh lí.
Liệu pháp nhận thức hành vi cùng với đào tạo đảo ngược thói quen là những biện pháp can thiệp đầu tiên được khuyến nghị cho chứng nghiện giật tóc. Các lựa chọn dược phẩm bao gồm thuốc gây mê tại chỗ và/hoặc kem có chứa corticosteroid hoặc capsaicin, các thuốc này có thể ngăn chặn sự thôi thúc giật tóc.
Một số loại thuốc hướng thần cũng có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng trầm cảm hoặc ám ảnh cưỡng chế có trong chứng rối loạn này. Tiên lượng thay đổi tùy theo tuổi và bệnh lý đi kèm của bệnh nhân. Sự rối loạn cho thấy một “diễn biến theo từng đợt”, đặc trưng bởi 2 đến 3 đợt nặng mỗi năm, sau đó thuyên giảm một phần hoặc hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách. Bệnh nhân có thể trải qua các giai đoạn tái phát và hồi phục trong suốt cuộc đời.
Dữ liệu từ đánh giá tường thuật này cung cấp thông tin về bệnh học và cách điều trị chứng nghiện giật tóc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm: bằng chứng về sự can thiệp của dược lý rất khan hiếm và rất ít nghiên cứu đánh giá cụ thể chứng nghiện giật tóc ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Nghiên cứu viên viết rằng: “Một phương pháp tiếp cận đa ngành liên quan đế bác sĩ da liễu, bác sĩ nhi khoa và bác sĩ tâm thần là cần thiết để đánh giá chính xác các thành phần của bệnh tật và điều trị thành công lâu dài”.