• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

LRINEC có thể hữu ích trong việc loại trừ chẩn đoán nhiễm trùng mô mềm hoại tử ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2

ThS.BS. Lê Minh Châu

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Theo nghiên cứu được đăng trên Nghiên cứu về Đái tháo đường và Thực hành Lâm sàng (Diabetes Research and Clinical Practice), Chỉ số Nguy cơ dựa trên Xét nghiệm của Viêm cân mạc Hoại tử (Laboratory Risk Indicator for Necrotizing Fasciitis – LRINEC) có thể được xem là dấu chứng âm của nhiễm trùng mô mềm hoại tử ở những bệnh nhân đái tháo đường có nhiễm trùng chi dưới.

Xem thêm

Việc cần làm bảo vệ làn da khi tận hưởng những ngày Tết

Có nên cấy phấn để da trắng hồng?

Da khỏe, đẹp ngày tết

Bác sĩ của bạn: Viêm da quanh móng

Nghiên cứu đánh giá dựa trên dữ liệu về CRP, số lượng bạch cầu, hemoglobin, natri, creatinine, chỉ số đường huyết và LRINEC của 69 bệnh nhân đái tháo đường type 2 nhập khoa cấp cứu từ tháng 9/2017 đến tháng 10/2018 vì nhiễm trùng chi dưới, cần can thiệp phẫu thuật.

Nhiễm trùng mô mềm hoại tử.

Trong các bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 4 người (5,8%) được chẩn đoán là nhiễm trùng mô mềm hoại tử, trong đó có 3 người nhiễm từ 2 vi khuẩn trở lên và 1 người nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết beta nhóm A. Một nửa số ca nhiễm trùng mô mềm hoại tử có tình trạng hoại tử rõ ràng trên lâm sàng. Trong số đó, có 2 bệnh nhân có hiện tượng tràn khí dưới da quan sát được trên phim X quang và 1 bệnh nhân có tràn khí mô mềm trên kết quả CT scan.

Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng có mối tương quan giữa LRINEC và nhiễm trùng mô mềm hoại tử (P=0,01) với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm lần lượt là 100%, 69%, 16,6% và 100%. Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng mô mềm hoại tử còn có tương quan với nồng độ CRP (OR=1,01; P=0,02, khoảng tin cậy 95% dao động từ 1,002 đến 1,23) và số lượng bạch cầu ((OR=1,34; P<0,01, khoảng tin cậy 95% dao động từ 1,1 đến 1,17).

Các tác giả cho rằng “LRINEC có thể được sử dụng như dấu chứng âm của tình trạng nhiễm trùng mô mềm hoại tử (NSTI) trong khi nồng độ CRP và số lượng bạch cầu có thể có giá trị tiên lượng trên từng cá thể. Dù vậy, chúng tôi vẫn khuyến nghị rằng các bác sĩ luôn nên tìm dấu hiệu NSTI trên lâm sàng với những bệnh nhân đái tháo đường vì các chỉ số xét nghiệm có thể không đặc hiệu.”

Giới hạn của nghiên cứu là chỉ nghiên cứu trên 1 số lượng nhỏ bệnh nhân nhiễm trùng mô mềm hoại tử.

Các nhà nghiên cứu phát biểu rằng “Không thể loại trừ NSTI khi không thấy hiện tượng tràn khí trên phim XQ. Các khảo sát hình ảnh cao cấp hơn cho kết nhạy hơn với NSTI nhưng các khảo sát này lại rất tốt thời gian và làm chậm trễ quá trình phẫu thuật, làm tăng tỉ lệ mắc bệnh và tử vong.

Nghiên cứu này cho thấy, LRINEC có thể hữu ích trong việc loại trừ chẩn đoán NSTI ở nhóm bệnh nhân được khảo sát, đặc biệt là đối với những bệnh nhân có chỉ số CRP và số lượng bạch cầu bình thường”.

Tags: đái tháo đường típ 2LRINECnhiễm trùng mô mềm hoại tửThS.BS Lê Minh Châu
Share348SendSend
Previous Post

Hội chứng bong tróc da, điều trị thế nào để mang lại hiệu quả?

Next Post

Từ góc nhìn vi sinh vật trên các bệnh viêm da liên quan đến nhiễm trùng

Related Posts

Chăm sóc da

Nên thoa chất cấp ẩm trước khi thoa corticosteroid cho các bệnh lý viêm da

by Quý
28/12/2022
0

Theo nghiên cứu được đăng trên Journal of the European Academy of Dermatology and Venereology, việc thoa kem dưỡng có...

Read more

Silymarin có thể thay thế hydroquinone trong điều trị rám má

30/12/2022

Đặc điểm lâm sàng trứng cá đỏ thay đổi theo từng độ tuổi

23/12/2022

Liệu có nên dùng chiết xuất từ thực vật như cần sa trong điều trị mụn?

18/12/2022
Load More
Next Post

Từ góc nhìn vi sinh vật trên các bệnh viêm da liên quan đến nhiễm trùng

Bài xem nhiều

Nổi bật

Việc cần làm bảo vệ làn da khi tận hưởng những ngày Tết

by Quý
21/01/2023
0

Trong kỳ nghỉ Tết, chế độ sinh hoạt, ăn uống thay đổi gây ảnh hưởng đến sức khỏe làn da....

Read more

Việc cần làm bảo vệ làn da khi tận hưởng những ngày Tết

Có nên cấy phấn để da trắng hồng?

Da khỏe, đẹp ngày tết

Bác sĩ của bạn: Viêm da quanh móng

Mặt bị chảy mủ, nhiễm trùng sau khi tiêm filler

Bị biến chứng nghiêm trọng vì xăm môi ở cơ sở thiếu uy tín

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM