• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Lưu ý khi điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học trên những nhóm đối tượng đặc biệt

Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da

Các phương pháp điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học trên phụ nữ có thai và cho con bú cho tới nay vẫn còn hạn chế, cần nhiều nghiên cứu hơn nữa trong tương lai để khẳng định về tính an toàn và hiệu quả của thuốc.

Xem thêm

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 14

Các công nghệ đột phá trong điều trị da liễu – thẩm mỹ

CME: Tối ưu hóa quản lý bệnh nhân vảy nến thông qua mô hình câu lạc bộ

Học viện Da liễu Hoa Kỳ công bố cập nhật hướng dẫn chăm sóc mụn trứng cá

Ảnh minh họa.

Phụ nữ có thai và cho con bú

Cho tới hiện tại, các bằng chứng về điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học cho nhóm đối tượng đặc biệt này có thể tóm gọn lại như sau:

  • Các thuốc thuộc nhóm ức chế TNF – alpha (như adalimumab, etanercept) hiện tại được cho rằng khá an toàn trong thai kì, mặc dù các nhà khoa học vẫn thấy rằng thuốc vẫn có thể đi xuyên qua hàng rào nhau thai.
    Tuy nhiên có một loại thuốc ức chế TNF-alpha duy nhất được kiểm chứng qua nghiên cứu trên lâm sàng chứng minh độ an toàn trên phụ nữ có thai và cho con bú, đó là Certolizumab pegol (CZP).
  • Các thuốc như ustekinumab, secukinumab tới hiện nay vẫn chưa đủ bằng chứng để chứng minh về độ an toàn trên phụ nữ có thai, vì vậy không nên sử dụng những thuốc này trong thai kì.
  • Đối với nhóm phụ nữ đang cho con bú, các nhà khoa học cho rằng thuốc sinh học có thể tiếp tục được sử dụng để điều trị vảy nến.

Tiêm vắc-xin khi sử dụng thuốc sinh học

Ảnh minh họa.

Khi điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học, những vắc-xin không nên sử dụng gồm:
Các vắc-xin sống giảm độc lực như: thủy đậu – quai bị – rubella (MMR), vắc-xin bại liệt đường uống, vắc-xin thương hàn đường uống, vắc-xin sốt vàng (yellow fever) và vắc-xin thủy đậu.

Các loại vắc-xin có thể tiêm ngừa khi đang sử dụng thuốc sinh học gồm:

  • Vắc-xin phế cầu: nên được tiêm ngừa cho tất cả các bệnh nhân đang sử dụng thuốc sinh học có độ tuổi từ 19 tuổi trở lên
  • Vắc-xin cúm bất hoạt: nên tiêm ngừa cho tất cả các bệnh nhân đang điều trị thuốc sinh học
  • Vắc-xin thủy đậu tái tổ hợp: nên tiêm ngừa (đủ 2 mũi) cho tất cả bệnh nhân đang sử dụng thuốc sinh học có độ tuổi từ 19 tuổi trở lên
  • Một số vắc-xin bất hoạt khác: vắc-xin Hib tuýp b, viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi B, vắc xin ngừa HPV, uốn ván, ho gà.
  • Vắc-xin COVID-19: có thể tiêm ngừa vắc-xin của Moderna và Pfizer.

Với người bệnh vảy nến có bệnh nền

  • Tăng huyết áp & bệnh tim mạch khác: các nghiên cứu hiện nay cho thấy thuốc sinh học điều trị vảy nến có thể sử dụng an toàn trên nhóm đối tượng này, đồng thời làm giảm đáng kể các biến cố tim mạch trên bệnh nhân vảy nến.
  • Đái tháo đường: thuốc sinh học không chỉ an toàn trên bệnh nhân đái tháo đường mà còn cải thiện bệnh lý này thông qua khả năng làm giảm đề kháng insulin.
  • Suy thận: các dữ kiện hiện tại cho thấy các thuốc sinh học điều trị vảy nến không ảnh hưởng tới chức năng của thận, vì vậy có thể sử dụng an toàn cho nhóm đối tượng này.
  • Suy gan: đa phần các thuốc sinh học điều trị vảy nến hiện tại (trừ infliximab) được cho rằng an toàn cho bệnh nhân suy gan, thậm chí một số thuốc còn cải thiện tình trạng suy gan của bệnh nhân.
    Đối với những bệnh nhân đồng mắc với viêm gan siêu vi B hay viêm gan siêu vi C, cần xét nghiệm theo dõi tải lượng virus, tầm soát chức năng gan kĩ lưỡng và điều trị với liệu pháp kháng virus trước khi điều trị vảy nến bằng thuốc sinh học.
  • Đối với tất cả bệnh nhân vảy nến có các bệnh lý kèm theo khác, người bệnh sẽ được hội chẩn với các chuyên khoa liên quan để theo dõi và quản lý quá trình điều trị.

Nguồn: https://www.healio.com/news/dermatology/20190911/women-of-childbearing-age-with-psoriasis-require-pregnancy-friendly-treatment-plan

Tags: bằng thuốc sinh họcĐiều trị vảy nếnđiều trị vảy nến cho phụ nữ có thai và cho con bú
Previous Post

Điều trị vảy nến ở phụ nữ có thai và cho con bú

Next Post

Sai lầm khi dùng son khiến da môi ngày càng xấu

Related Posts

Bệnh vảy nến

Điều trị vảy nến ở phụ nữ có thai và cho con bú

by Quý
16/06/2023
0

Bệnh vảy nến vẫn có thể được điều trị khi đang mang thai hoặc cho con bú. Một số thuốc...

Read more

Thuốc sinh học trong điều trị vảy nến

02/07/2023
Load More
Next Post

Sai lầm khi dùng son khiến da môi ngày càng xấu

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
14/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status