• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Một số nghiên cứu bổ sung cho điều trị u máu trẻ sơ sinh bằng thuốc thoa tại chỗ

ThS.BS Thái Thanh Yến

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Theo một nghiên cứu gần đây, Timolol Maleate Hydrogel 0,5% tại chỗ có thể là một lựa chọn thay thế tốt hơn cho Propranolol đường uống trong điều trị u máu ở trẻ sơ sinh.

Xem thêm

Cách chăm sóc da sau thủ thuật laser

Laser ND:YAG xung dài hiệu quả trong điều trị mụn cóc phẳng

Điều trị đốm nâu, tàn nhang bằng phối hợp Laser Picosecond

Góc nhìn của chuyên gia: Dị nguyên trong mỹ phẩm vàcách xác định sản phẩm nào có thể gây dị ứng

Ảnh minh họa.

Infantile hemangiomas (IHs) là dạng u nội mô mạch máu giới hạn, khá phổ biến ở trẻ em, thường thấy ở vùng đầu và cổ.

Các u máu có tỷ lệ mắc chung từ 22% đến 30% ở trẻ sinh non và thường không cần điều trị can thiệp, khoảng 49% bệnh nhân ở độ tuổi 5 và 72% bệnh nhân ở độ tuổi 7 đã khỏi hoàn toàn.

Mặc dù thường lành tính, các tổn thương IHs có thể dẫn đến suy giảm chức năng và mất thẩm mỹ như loét phức tạp, chảy máu hoặc nhiễm trùng.

Theo nghiên cứu gần đây, can thiệp y tế là cần thiết trong khoảng 10% đến 20% trường hợp IHs và một số trường hợp nghiêm trọng không được điều trị, có thể dẫn đến suy tim cung lượng cao, ảnh hưởng đến các cấu trúc quan trọng hoặc xâm lấn vùng não.

Các nhà nghiên cứu cho rằng Propranolol dạng uống là phương pháp điều trị đầu tay hiện nay đối với IHs, nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng do khả năng xâm nhập vào hàng rào máu não.

Một nghiên cứu đã tiến hành một giả thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của 0,5% Timolol Maleate Hydrogel cho IHs.

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021, bao gồm 145 trẻ sơ sinh (tuổi trung bình là 6,1 tháng; 70,3% là bé trai) từ 1 đến 12 tháng tuổi mắc IHs với sang thương nông, thời gian điều trị ba lần/ngày và được tiến hành đánh giá kết quả hàng tháng x 6 tháng.

Kết quả cho thấy, 89 bệnh nhân có đáp ứng lâm sàng rất tốt và 44 bệnh nhân có đáp ứng lâm sàng tốt, trong khi không có đáp ứng lâm sàng nào ở 12 bệnh nhân.

Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ đáp ứng giữa nhóm từ 1 đến 6 tháng tuổi và nhóm từ 7 đến 12 tháng tuổi.

Dựa trên những kết quả này, các tác giả tin rằng 0,5% Timolol Maleate Hydrogel đáng để nghiên cứu thêm trong các thử nghiệm có nhóm giả dược và có thể thu thập dữ liệu về tính an toàn của thuốc.

Mặc dù, tỷ lệ tác dụng phụ toàn thân thấp hơn so với thuốc chẹn beta đường uống, nên Timolol Maleate Hydrogel 0,5% có thể là lựa chọn ưu thế hơn trong các loại thuốc bôi trong điều trị bệnh u máu ở trẻ sơ sinh

Tài liệu tham khảo: https://www.healio.com/news/dermatology/20230622/topical-treatment-for-infantile-hemangiomas-warrants-further-studies

Tags: Điều trị u máu trẻ sơ sinh bằng thuốc thoaMột số nghiên cứuThS.BS Thái Thanh Yến
Share348SendSend
Previous Post

Lợi ích của Diacerein 1% trên bệnh nhân ly thượng bì bọng nước đơn thuần mức độ nặng

Next Post

Vảy nến có cần ăn kiêng gì không?

Related Posts

Nổi bật

Làm đủ mọi cách để có gương mặt tàn nhang, coi chừng hậu quả khôn lường

by Quý
07/09/2023
0

Phong cách trang điểm tàn nhang đang trở nên phổ biến. Nhiều người muốn tạo tàn nhang tự nhiên bằng...

Read more

Sự quay trở lại bệnh vảy phấn hồng, những manh mối và nguồn gốc

23/07/2023

Những lợi ích mà Tacrolimus mang lại cho các bệnh da liễu

19/07/2023

Quan điểm: Bỏ qua tư vấn, tham khảo từ các bác sĩ chuyên khoa

08/07/2023
Load More
Next Post

Vảy nến có cần ăn kiêng gì không?

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Cách chăm sóc da sau thủ thuật laser

by Quý
21/09/2023
0

Sau thủ thuật laser, bạn phải bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, bổ sung dinh dưỡng, sử dụng...

Read more

Cách chăm sóc da sau thủ thuật laser

Laser ND:YAG xung dài hiệu quả trong điều trị mụn cóc phẳng

Điều trị đốm nâu, tàn nhang bằng phối hợp Laser Picosecond

Góc nhìn của chuyên gia: Dị nguyên trong mỹ phẩm vàcách xác định sản phẩm nào có thể gây dị ứng

Mưng mủ, nhiễm trùng nách sau thủ thuật triệt lông

Dùng kem trộn hoặc son môi làm má hồng, có thể bị nám da

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2023 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2023 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status