• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Nguy cơ mù lòa từ dịch vụ bắt ‘sâu mắt’

Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da

Thùy Minh 35 tuổi, gọi điện đến cơ sở thẩm mỹ, hỏi về dịch vụ “bắt sâu” mắt, giúp “cửa sổ tâm hồn” của mình sáng, khỏe và long lanh hơn.

Xem thêm

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Minh là nhân viên văn phòng, thường xuyên làm việc với máy tính nên hay bị nhức, mỏi mắt. Chị được bạn giới thiệu đến spa để vệ sinh các tạp chất bên trong, giúp thị lực sáng và khỏe hơn. Tại đây, nhân viên nhỏ một loại dung dịch vào mắt, sau đó dùng tăm bông kéo ra nhiều sợi màu đen, còn gọi “sán, sâu mắt”. Chị được cho xem một đoạn video nhân viên thoăn thoắt gắp ra hàng chục “con sán” rồi bỏ vào bát.

Nguy cơ mù lòa vì dịch vụ bắt sâu trong mắt

“Họ ví chúng là tạp chất trong mắt, bò lổn nhổn khiến tôi nổi hết da gà”, chị Minh nói, thêm rằng không tin trong mắt lại nhiều vi khuẩn đến vậy. Tuy nhiên, spa khẳng định họ sử dụng thuốc nhỏ chất lượng, không gây hại hoặc làm khô mắt, giá một triệu đồng một lọ. Còn chi phí bắt sâu mắt tại cửa hàng là 150.000 đến 300.000 đồng mỗi lần.

“Khi nghe tư vấn, tôi bị thuyết phục hoàn toàn, nhắm mắt thử nghiệm”, chị kể và cho biết không bị cộm, khô hay dị ứng sau lần đầu tiên. Dù vậy, người quen cũng như chồng của chị đều khuyên không nên lạm dụng, vì lọ dung dịch nhỏ vào mắt là tự pha chế, không nhãn mác, rất nguy hiểm.

Nhân viên spa nhỏ dung dịch vào mắt, sau đó lấy tăm bông gạt sợi đen, gọi là bắt sâu mắt. Ảnh: Chụp từ màn hình

Đến lần “bắt sâu” thứ ba, mắt của chị Minh có hiện tượng đỏ, ngứa, bị kích ứng, khám tại một cơ sở y tế được chẩn đoán viêm kết mạc, bác sĩ kê kháng sinh bôi kết hợp nhỏ. “Bác sĩ nói mắt tôi bị viêm kết mạc do nhiễm vi khuẩn, khả năng lây qua dụng cụ hoặc tay của nhân viên spa chưa được làm sạch. Nếu để lâu, mắt có thể bị tổn thương nặng, thậm chí mù lòa”, nữ nhân viên văn phòng cho hay.

Theo khảo sát, dịch vụ bắt sâu mắt đang được quảng cáo tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội. Trong nhiều clip, người bán cho rằng nguyên nhân mắt bị ngứa cộm là do “sán ký sinh, bụi bẩn, xác chết của vi khuẩn”. Họ quảng cáo sau khi nhỏ thuốc, kèm massage, các huyệt ở mắt sẽ tiết ra các sợi tơ huyết, dân gian gọi là sâu mắt.

“Lấy ra những sợi sâu, sán này, mắt sẽ đỡ cộm, ngứa, khỏe và sáng hơn”, trích dẫn từ một video được hàng nghìn người bấm biểu tượng thích và chia sẻ. Để tạo cảm giác an tâm cho khách hàng, người bán nhấn mạnh “lọ thuốc nhỏ mắt là hàng chính hãng, không phải hàng pha chế trôi nổi, có thể uống trực tiếp”.

Không chỉ quảng cáo dịch vụ thải độc mắt cho cá nhân, nhiều spa còn nhận chuyển giao công nghệ bắt sâu mắt, học phí 3-5 triệu đồng một khóa, 1-2 triệu đồng một lọ dung dịch nhỏ mắt. Một số spa nhận chuyển giao bằng hình thức online, 200.000-300.000 đồng một buổi học, sau đó “học viên có thể thực hành hiệu quả ở bất cứ đâu, dù là bất kỳ ai”. Một số người khác còn chia sẻ những mẹo dân gian như lấy nước lá tía tô hoặc lá diếp cá nhỏ vào mắt, để 5-10 phút, “sâu sán sẽ nhanh chóng trôi ra ngoài”.

Không nên tin vào công nghệ ‘thải độc mắt’

Ngày 24/4, BSCKII Ngô Thị Ngọc Vân, khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện đại học Y dược TP.HCM, cho biết hiện không có nghiên cứu hay bằng chứng khoa học nào về phương pháp vệ sinh mắt như trên và cách gọi “sâu mắt, sán mắt” cũng không đúng bản chất.

Thông thường, mắt sẽ tự tiết ra một lớp màng dịch mỏng (màng nước mắt), được cấu tạo bởi ba lớp, gồm lớp nhầy, nước và lipid. Trong đó, Meibum là lớp ngoài cùng, tạo thành chất nhầy, có đặc tính lỏng và trong suốt khi ở nhiệt độ bình thường.

“Sâu, sán mắt” được lấy ra theo lời quảng cáo của nhân viên spa. Ảnh: Chụp từ màn hình

Khi nhỏ tinh dầu hay các chế phẩm tự pha chế có thể tạo phản ứng viêm trên kết mạc; hoặc kích thích hoạt động của tuyến nhầy, tạo ra nhiều cặn bẩn là các sợi đen, xanh dài – được các spa gọi là “sâu sán mắt”. Như vậy, bác sĩ Vân nhận định chúng thực chất là các sợi Meibum do tuyến nhầy tiết ra, kết hợp màu sắc của các sản phẩm nhỏ vào mắt, tạo nên các sợi ghèn (gỉ).

“Ghèn không có hại, nhiều gỉ mắt cũng không đồng nghĩa với việc mắt bẩn hay có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng”, bác sĩ nói. Trường hợp mắt đổ quá nhiều gỉ, có màu sắc lạ gây khó chịu, kèm những biểu hiện như mi dính vào nhau, khó mở mắt mới là bệnh lý. Hoặc, dịch mắt tiết ra nhiều hơn mức bình thường, đặc và dính, màu sắc bất thường như trắng, vàng, xanh, kèm nhìn mờ, đau, sưng, người dân cần đi khám.

Mặt khác, theo BS Vân, mắt có cơ chế làm sạch. Khi chớp mắt, nước sẽ trải đều trên giác mạc, giữ cho bề mặt nhãn cầu sạch sẽ, ẩm ướt và bảo vệ mắt khỏi bị hư hại.

“Do đó, không nên tin vào công nghệ ‘thải độc mắt’. Nếu tự nhỏ thuốc không rõ nguồn gốc, có thể gây tổn thương, khô, bỏng mắt, viêm kết mạc, giác mạc, thậm chí loét, thủng giác mạc, giảm thị lực”, bác sĩ khuyến cáo.

Để giúp mắt khỏe mạnh, BSCKII Ngô Thị Ngọc Vân, khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện đại học Y dược TP.HCM, khuyên mọi người nên vệ sinh bộ phận này sau khi đi ra ngoài về, trước ngủ, để loại bỏ tạp chất. Dùng nước muối sinh lý NaCl 0.9% nhỏ mắt, sau đó lấy tăm bông hoặc khăn sạch, lau mắt từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới.

Không dụi mắt, rửa sạch tay thường xuyên, nhất là trước khi chạm vào mắt. Nên chớp mắt thường xuyên giúp cơ mi trên nghỉ ngơi và làm cho nước mắt dàn đều, giúp mắt không bị khô. Động tác chớp mắt còn có tác dụng đẩy ghèn và dị vật ra ngoài.

Đối với người làm việc với máy tính, nên cho mắt nghỉ ngơi sau 20 phút, làm việc trong điều kiện ánh sánh đầy đủ. Hạn chế sử dụng điện thoại vào ban đêm trước ngủ. Đeo kính râm khi ra ngoài để tránh được khói bụi và tia cực tím.

Ngủ đúng giờ và duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc bổ mắt đường uống và đường nhỏ mắt trực tiếp theo chỉ định bác sĩ. Tuyệt đối không nhỏ vào mắt những loại thuốc xuất xứ mập mờ, chưa rõ nguồn gốc.

Nguy cơ hỏng thị lực từ dịch vụ bắt ‘sâu mắt’ – VnExpress Sức khỏe

Tags: bắt sâu cho mắtBSCKII Ngô Thị Ngọc Vângiải độc mắtgiảm thị lựcthủng giác mạcviêm giác mạc
Previous Post

Nguy cơ ung thư da từ máy sấy sơn móng tay

Next Post

Điều trị u mềm lây tại nhà bằng gel berdazimer

Related Posts

Bệnh da nhiễm khuẩn

Cách giảm thâm da sau mụn

by Quý
18/02/2024
0

Các phương pháp tự nhiên, nội khoa, thẩm mỹ có thể giảm nhanh vết thâm da do mụn và sẹo...

Read more

Trẻ dậy thì có nên peel da trị mụn?

28/12/2023

Nữ sinh 22 tuổi bị hỏng da mặt vì tự peel tại nhà

24/12/2023

Tăng sắc tố sau mụn, giải pháp nào điều trị hiệu quả?

17/12/2023
Load More
Next Post

Điều trị u mềm lây tại nhà bằng gel berdazimer

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
14/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status