• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Nhận biết và xử lý bệnh u nang bã

ThS.BS Tạ Quốc Hưng

doctors24h.vn

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Trong nhóm u da lành tính, u nang bã được xem là phổ biến. Tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và đôi khi gây mất thẩm mỹ nếu xuất hiện ở những vị trí dễ nhìn thấy.

Xem thêm

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

U da lành tính có mấy loại ?

U lành tính nói chung là các khối u tăng trưởng bên trong cơ thể nhưng không có khả năng gây ung thư. Khác với những khối u ác tính gây ung thư, chúng thường không di căn sang các khu vực hoặc cơ quan khác của cơ thể. Các khối u lành tính có thể hình thành và phát triển ở bất kỳ bộ phận nào.

Đối với u da lành tính thường được gọi là u nang là những u nhỏ không phải ung thư bên dưới da. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên da, nhưng phổ biến nhất là ở mặt, cổ và thân. Các u nang bã phát triển chậm và thường không đau nên hiếm khi gây ra vấn đề về sức khỏe.

U da lành tính rất đa dạng nhưng tập trung ở các loại sau: u nang bã (Sebaceous cysts), u da dạng nang (Dermoid cysts), u nang tuyến bã ở người già (Senile Sebaceous adenoma), u tuyến bã (Adenoma sebaceum hay Noevus sebaceous), hạt kê (Millium), mắt cá và chai chân (Corn and calluses), sẹo lồi (Keloids, cheloides ), u xơ thần kinh (Nneurofibromatose hay Von Recklinghausen)…

U da lành tính rất đa dạng, phổ biến nhất là ở mặt, cổ và thân.

U nang bã là những u mềm hoặc cứng chắc, hình tròn hoặc oval nằm ở dưới da. Thay đổi về kích thước, xuất hiện ở đầu, cổ, mặt, da bìu và lưng, trong chứa chất lỏng hoặc chất bán lỏng. Chúng phát triển chậm và không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể trở nên khó chịu nếu không được kiểm soát.

U nang bã hình thành từ tuyến bã nhờn của cơ thể. Tuyến bã nhờn tạo ra dầu (gọi là bã nhờn) bao phủ tóc và da của bạn. U nang có thể phát triển nếu tuyến hoặc ống dẫn của nó (đoạn mà dầu có thể rời ra) bị hư hỏng hoặc bị tắc, phát sinh mụn trứng cá.

Các nguyên nhân khác gây ra u nang bã như ống dẫn bị biến dạng, tổn thương tế bào trong quá trình phẫu thuật, do di truyền, chẳng hạn như hội chứng Gardner hoặc hội chứng nevus tế bào đáy

Chẩn đoán, điều trị u nang bã

Trong một số trường hợp, u nang sẽ được kiểm tra kỹ để tìm các dấu hiệu của ung thư. Các bác sĩ thường chẩn đoán u nang tuyến bã sau khi khám sức khỏe đơn giản. Nếu u nang bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung để loại trừ các bệnh ung thư.

Minh họa cấu trúc của 1 u bã đậu điển hình.

Các xét nghiệm phổ biến được sử dụng cho u nang bã bao gồm chụp CTscan, siêu âm để giúp xác định nội dung bên trong u nang và phẫu thuật đạt kết quả cao, cũng như phát hiện những bất thường, đặc biệt là làm sinh thiết một lượng nhỏ mô từ u nang để kiểm tra trong phòng thí nghiệm xem có dấu hiệu ung thư không

Thông thường, các u nang nhỏ thường không gây đau nhưng các u lớn có thể gây khó chịu, đau nhất là trên mặt và cổ. Loại u nang này thường chứa đầy vảy sừng màu trắng, giống như các chất tạo nên da và móng tay của con người với đường kính lớn hơn 5 cm. Bác sĩ có thể điều trị u nang bằng cách dẫn lưu hoặc phẫu thuật cắt bỏ tối đa hay tối thiểu.

Điều này không phải vì chúng nguy hiểm mà là vì lý do thẩm mỹ. Nếu cắt rộng, loại bỏ hoàn toàn u nhưng có thể để lại sẹo dài. Còn phẫu thuật tối thiểu, gây ra sẹo tối thiểu nhưng có nguy cơ u nang tái phát cao.

Sau khi cắt bỏ u, bác sĩ kê đơn dùng thuốc mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng, và dùng kem trị sẹo để giảm sự xuất hiện của sẹo sau phẫu thuật. Trong một số trường hợp hiếm hoi có thể bị nhiễm trùng như mẩn đỏ, đau hoặc sốt và có thể khắc phục hoàn toàn bằng kháng sinh.

Tags: sinh thiết u nang bãThS. BS. Tạ Quốc Hưngu nang tuyến bãung thư da
Share348SendSend
Previous Post

Tàn nhang xử lý thế nào cho hiệu quả?

Next Post

Sự thật về nếp nhăn: 5 lầm tưởng vừa được giải mã

Related Posts

Công tác & Điều trị

Mô hình dựa trên trí tuệ nhân tạo hỗ trợ bác sĩ trong chẩn đoán từ xa các tổn thương da đáng lo ngại?

by Quý
30/12/2022
0

Một chương trình phân tích hình ảnh tự động với trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ cải thiện độ...

Read more

Các vị trí nguyên phát của tế bào Merkel ảnh hưởng đến sự sống còn của bệnh nhân ung thư da

16/10/2022

Có nên xóa nốt ruồi?

10/10/2022

Liệu Metformin có phù hợp trong dự phòng ung thư da khi thuốc này có thể gây hưng cảm?

18/09/2022
Load More
Next Post

Sự thật về nếp nhăn: 5 lầm tưởng vừa được giải mã

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

by Quý
27/03/2023
0

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM