• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Nhọt và điều trị nhọt

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

BSCKII Phạm Đình Lâm

Xem thêm

Các chương trình CME cuối năm của khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BV ĐH Y Dược TP.HCM

Dày sừng nang lông là bệnh gì?

Tranexamic Acid Điều trị Nám da: Phân tích sơ bộ

Tác dụng phụ của phương pháp điều trị ALA-PDT trên bệnh nhân mụn trứng cá

Trong cuộc đời con người ai ai cũng trải qua một vài lần bị mụn nhọt, căn bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở nang lông liên quan đến các mô xung quanh. Nhọt trông giống như một vết sưng đỏ, nổi trên da, thường là ở mặt, cổ, đùi và mông.

Nhọt – viêm cấp tính gây hoại tử nang lông

Chỗ mọc nhọt, da nóng, đỏ và đau

Nhọt (Furuncle) là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh. Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè, nam giới mắc nhiều hơn nữ, đặc biệt là ở trẻ em. Khi cơ thể yếu, sức đề kháng giảm lại lao động nặng nhọc, đổ mồ hôi nhiều, da xước do gãi thì tụ cầu, liên cầu sẽ có cơ hội xâm nhập cơ thể, gây hoại tử lỗ chân lông, tạo mụn nhọt.

Nguyên nhân gây bệnh là tụ cầu vàng (Staphylococcus aereus). Bình thường vi khuẩn này sống ký sinh trên da, nhất là các nang lông có các nếp gấp hoặc các hốc tự nhiên trên cơ thể. Khi nang lông bị tổn thương lại có hệ miễn dịch kém, suy dinh dưỡng, mắc bệnh tiểu đường …vi khuẩn lại càng có thêm cơ hội để phát triển.

Biểu hiện ban đầu là những nốt đỏ nổi trên da rồi lan rộng. Chỗ mọc nhọt, da nóng, đỏ và đau. Vài ngày sau, nốt đỏ có đốm vàng, khi đốm vỡ mủ chảy ra, ở giữa có ngòi. Đôi khi có hiện tượng viêm mạch bạch huyết hoặc nổi hạch xung quanh khu vực nhọt.

Nhọt có thể gây nhiễm trùng huyết

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng da cấp tính gây ra bởi vi khuẩn.

Ban đầu nhọt sẩn nhỏ, sưng nề, tấy đỏ ở nang lông. Khoảng 2 đến 3 ngày, tổn thương lan rộng hóa mủ tạo thành ổ áp xe, ở giữa hình thành ngòi mủ. Đau nhức là triệu chứng cơ năng thường gặp, nhất là khi nhọt khu trú ở mũi, vành tai, kèm theo các triệu chứng sốt, mệt mỏi.

Biến chứng nhiễm khuẩn huyết có thể gặp, nhất là ở nhóm người suy dinh dưỡng, đề kháng kém, mắc bệnh đái tháo đường, hen phế quản, lao phổi. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng, giai đoạn đầu cần phân biệt với viêm nang lông, herpes da lan tỏa, trứng cá và viêm tuyến mồ hôi mủ.

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng da cấp tính gây ra bởi vi khuẩn. Tuy là bệnh lý lành tính nhưng người bệnh cần thận trọng trong chăm sóc và điều trị để hạn chế xảy ra những tai biến không mong muốn. Nguyên tắc chung về điều trị là vệ sinh cá nhân, điều trị chống nhiễm khuẩn toàn thân và tại chỗ, nâng cao thể trạng.

Các phương pháp giúp giảm đau bao gồm đắp gạc ấm và sử dụng thuốc giảm đau.  Sử dụng gạc y tế với nước sạch được làm ấm đắp lên vùng bị nhọt khoảng 10 phút. Lặp lại động tác này vài lần trong ngày sẽ có hiệu quả. Chườm ấm không chỉ giúp giảm đau mà còn làm lành vùng nhọt nhanh chóng. Thuốc giảm đau có thể hiệu quả đẩy lùi cơn đau do nhọt da gây ra.

Duy trì vệ sinh cá nhân, phòng nhọt

Lưu ý, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế khi cơn đau không thuyên giảm với thuốc giảm đau. Thông thường, nhọt có thể tự lặn trong vòng 10 ngày đến hai tuần mà không cần dùng thêm thuốc. Trong trường hợp nặng, bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh để đẩy lùi nhiễm trùng. Điều này có ích giúp ngăn chặn biến chứng nặng xảy ra.

Điều trị tại chỗ, ở giai đoạn sớm, chưa có mủ thì không nặn, kích thích vào thương tổn, bôi dung dịch sát khuẩn ngày 2 – 4 lần. Giai đoạn có mủ cần phẫu thuật rạch rộng làm sạch thương tổn, dùng dung dịch sát khuẩn, dùng thuốc kháng sinh tại chỗ như kem hoặc mỡ axít fucidic 2% bôi 1- 2 lần ngày….

Dùng kháng sinh toàn thân như kháng sinh nhóm betalactam, cloxacilin, augmentin. Nhóm macrolid có roxithromycin, azithromycin, axít fusidic viên 250mg… Thời gian điều trị kháng sinh từ 7- 10 ngày.

Phòng bệnh nên duy trì vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không nên để móng tay dài, nên rửa tay hàng ngày bằng xà phòng chống khuẩn.

Về phòng bệnh nên duy trì vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không nên để móng tay dài, nên rửa tay hàng ngày bằng xà phòng chống khuẩn. Tránh sử dụng các sản phẩm gây kích ứng da, tránh dùng chung vật dụng để ngăn ngừa lây nhiễm nhọt da và các bệnh lý khác.

Chăm sóc tốt vết thương ở da hay vết côn trùng cắn, kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính ở da như bệnh vẩy nến, kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, bệnh thận và các bệnh lý khác có hệ miễn dịch bị suy giảm.

Nâng cao thể trạng bằng cách ăn uống cân bằng, đủ chất. Không gãi và nặn mụn nhọt, nhất là đinh râu, nếu không sẽ làm tổn thương hàng rào bảo vệ, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào máu, gây nhiễm khuẩn huyết.     

Tags: áp xeBS.CKII Phạm Đình Lâmnhọtvệ sinh cá nhân
Share348SendSend
Previous Post

Bệnh bạch biến: Giảm thẩm mỹ và tự tin của con người

Next Post

Bác sĩ cho biết “phát ban “cánh tay COVID” gặp sau khi tiêm vaccine gây khó chịu nhưng vô hại”

Related Posts

Bệnh Da Liễu

Kỹ thuật dẫn lưu dạng vòng ( Loop Drainage Technique), tiêu chuẩn vàng trong điều trị áp xe

by Quý
20/07/2021
0

Bài viết dưới đây là một phần của hội nghị từ Hiệp hội Quốc gia Thực hành Điều dưỡng Hoa...

Read more

Một số bệnh về da thường gặp ở người cao tuổi

18/02/2021

7 loại vitamin giúp cho làn da tươi sáng

07/02/2021

Bệnh da nghề nghiệp dưới lăng kính bác sĩ da liễu

20/01/2021
Load More
Next Post

Bác sĩ cho biết “phát ban “cánh tay COVID” gặp sau khi tiêm vaccine gây khó chịu nhưng vô hại”

Bài xem nhiều

Nổi bật

Việc cần làm bảo vệ làn da khi tận hưởng những ngày Tết

by Quý
21/01/2023
0

Trong kỳ nghỉ Tết, chế độ sinh hoạt, ăn uống thay đổi gây ảnh hưởng đến sức khỏe làn da....

Read more

Việc cần làm bảo vệ làn da khi tận hưởng những ngày Tết

Có nên cấy phấn để da trắng hồng?

Da khỏe, đẹp ngày tết

Bác sĩ của bạn: Viêm da quanh móng

Mặt bị chảy mủ, nhiễm trùng sau khi tiêm filler

Bị biến chứng nghiêm trọng vì xăm môi ở cơ sở thiếu uy tín

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM