• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Những điều cần biết khi cho trẻ bị chàm đi bơi

ThS.BS Lê Minh Châu

Ảnh minh họa

Bơi lội là một hoạt động tuyệt vời khi thời tiết nóng, là kĩ năng sống còn cần thiết cũng như một phương pháp tốt để trẻ có thể ra ngoài và đón nhận không khí trong lành và ánh nắng ấm áp. Tuy nhiên, trẻ bị chàm hay viêm da cơ địa có thể gặp một số vấn đề khi bơi và sau đây là những gì phụ huynh cần biết.

Xem thêm

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Bớt sắc tố ở trẻ – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Thực phẩm cay, nóng có gây mụn không ? HTV Bác sĩ của bạn

Chàm là gì?

Chàm là tình trạng da dị ứng và tình trạng này có thể xảy ra khi tiếp xúc dị ứng nguyên từ môi trường (bụi, mèo), thức ăn, hóa chất hay khi da bị mất độ ẩm hay tiết mồ hôi quá mức.

Bơi lội và ánh sáng mặt trời có thể tốt cho bệnh chàm

Bơi lội ở các hồ bơi được tiệt trùng bằng clo có thể tốt cho trẻ bị chàm vì nó tương tự liệu pháp tắm bằng thuốc tẩy thường được khuyến nghị trong điều trị chàm.

Chỉ cần tối ưu hóa lợi ích và giảm nguy cơ đến mức tối thiểu, việc cho trẻ mắc chàm bơi lội là một hoạt động vô cùng hữu ích.

Một số lưu ý cho phụ huynh khi đưa trẻ bị chàm đi bơi:

  1. Nếu bơi ngoài trời, nên dùng kem chống nắng loại chứa kẽm oxide hay titanium, không hương liệu và dành cho da nhạy cảm. Nên chọn quần áo bơi có khả năng chống lại tia cực tím.
  2. Thoa kem dưỡng ẩm trước khi bơi, đặc biệt là ở những hồ bơi đã được tẩy bằng clo. Bôi đủ nhờn để da được bảo vệ khi bơi. Không nên bôi nhiều ở lòng bàn tay và lòng bàn chân vì sẽ tăng nguy cơ trượt, té ngã của bé. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn kem dưỡng ẩm phù hợp cho bé.
  3. Khi trải nghiệm 1 hồ bơi mới, nên cho trẻ bơi với thời gian ngắn hơn bình thường để chắc rằng hóa chất ở hồ bơi không gây kích ứng. Nên tránh bơi ngay sau khi hồ mới được khử chlor xong.
  4. Phải thay đồ và tắm ngay sau bơi bằng xà bông dịu nhẹ, không có hương liệu. Sau tắm, lau khô người bằng khăn sạch (không dùng khăn có dính nước hồ bơi) và thoa kem dưỡng.
  5. Chọn mũ và kính bơi làm từ silicone vì vật liệu này ít gây kích ứng hơn so với các loại nhựa khác. Vệ sinh toàn bộ đồ bơi sau khi sử dụng.
  6. Không nên đi bơi nếu da bé đang viêm hay nhiễm trùng.
  7. Nhiều trẻ bị chàm sẽ không thích mặc đồ bơi hở nên hãy để trẻ chọn đồ bơi theo ý muốn.
  8. Nếu con bạn thường xuyên bị bùng phát chàm hãy tham khảo bác sĩ về việc dùng corticosteroid thoa thường xuyên và liệu bạn có nên dùng thuốc này cho con trước khi bơi không. Nếu có khoảng thời gian bạn dự tính cho con bạn đi bơi nhiều, nên bàn với bác sĩ về việc này để đưa ra một liệu trình điều trị phù hợp cho da của con bạn.

Nguồn: https://www.health.harvard.edu/blog/swimming-and-skin-what-to-know-if-a-child-has-eczema-202305152935

Tags: chàmcho trẻ bị chàm đi bơi an toàneczemaThS.BS Lê Minh Châu
Previous Post

Có nhiều người bị vảy nến như tôi không?

Next Post

Cần tìm hiểu kĩ hơn về bệnh tăng tiết mồ hôi

Related Posts

Bệnh da dị ứng - miễn dịch

Bác sĩ chỉ cách chăm sóc da nhạy cảm khi trời trở lạnh

by Quý
28/12/2023
0

Trong thời tiết giao mùa chuyển lạnh, nhiều người gặp phải các bệnh lý về da như khô da, da...

Read more

Da mặt dầu nhờn có nên massage?

25/12/2023

Những bệnh về da dễ gặp khi giao mùa

21/12/2023

VTV9: Tai biến da

06/12/2023
Load More
Next Post

Cần tìm hiểu kĩ hơn về bệnh tăng tiết mồ hôi

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
14/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status