• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Sai lầm khi sử dụng khăn giấy ướt để tẩy trang, các khuyến cáo từ chuyên gia

Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da

Khăn giấy ướt tẩy trang thường được coi là sản phẩm tuyệt vời để xóa đi lớp son môi cũng như phấn trang điểm trên mặt. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, không nên sử dụng sản phẩm này thay cho tẩy trang.

Xem thêm

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Khóa học: THỦ THUẬT TREO CHỈ TRONG DA, KHÓA 17

Xu hướng kiến tạo làn da từ cấp tế bào – Hội thảo

Khăn ướt tẩy trang là loại khăn ẩm dùng một lần, giúp làm sạch lớp trang điểm, bụi bẩn dầu nhờn trên da mặt. Các thành phần chính của dòng khăn này là vải, nước và các thành phần khác như các hoạt chất kháng khuẩn và các hoạt chất dưỡng ẩm.

Mặc dù những miếng vải đã được làm ẩm trước đó rất tiện dụng nhưng chúng hầu như không hề thể loại bỏ lớp trang điểm và vi khuẩn sản sinh trên da trong ngày. Không những thế, những khăn lau này còn có thể gây kích ứng, khô da và lão hóa sớm nếu dùng không đúng cách.

Sử dụng khăn giấy ướt có thể gây mất cân bằng lượng dầu tự nhiên trên da

BSCKII Lê Vi Anh Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, cho biết, khăn giấy ướt có chứa chất paraben, methylisothiazolinone, chất tạo mùi và các chất bảo quản, có thể gây tình trạng kích ứng da, dị ứng, nổi mẩn ngứa, viêm. Ngoài ra, chất cồn trong loại khăn này khiến da thô ráp hơn, làm mất đi độ ẩm. Nếu da nhiều dầu, sử dụng khăn giấy ướt có thể gây mất cân bằng lượng dầu tự nhiên trên da.

Khăn ướt tẩy trang vẫn để lại chất bẩn trên mặt. Ảnh minh họa 

Tuy nhiên, khi trang điểm nhẹ có thể dùng khăn giấy ướt để làm sạch da nhanh. Nên chọn loại khăn dành cho da nhạy cảm và chất lượng tốt để tránh cảm giác làm da bị châm chích hoặc có cảm giác còn vướng sợi sau khi sử dụng. Khi lau nên bắt đầu từ giữa khuôn mặt và hướng ra ngoài, lực lau nhẹ nhàng tránh chà xát. Không bỏ sót vùng chân tóc hay đường viền hàm khiến lớp dầu tích tụ gây mụn trứng cá và lão hóa da.

Trường hợp da nhạy cảm, da nhờn, da khô ráp, đang có vết thương hở hay mụn trứng cá, trứng cá đỏ, viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc kích ứng, viêm da cơ địa, thì không nên sử dụng khăn này. Tuyệt đối không chà xát mạnh khi lau mặt. Hóa chất trong khăn giấy ướt cũng làm cho da bị tổn thương và lão hóa nhanh chóng.

Hạn chế dùng loại khăn có mùi. Nên dùng loại “chiết xuất tự nhiên” như từ lô hội, hoa hồng, thảo dược, trên nhãn ghi đầy đủ thông tin về nhà sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng, thành phần. Da bị mụn, dị ứng, viêm, nhạy cảm thì không nên dùng.

Các chuyên gia cũng cho biết, mặc dù khăn ướt tẩy trang có thể giúp loại bỏ son môi và phấn mắt rất tốt nhưng không nên dùng để làm sạch da và càng không được dùng thay việc rửa mặt vào ban đêm.

Người tiêu dùng chỉ sử dụng giấy lau trang điểm khi cần thiết. Nên kết hợp việc dùng khăn ướt tẩy trang này với việc rửa mặt bằng sữa rửa mặt sau đó để loại bỏ lượng hóa chất trên mặt.

Khăn ướt tẩy trang vẫn để lại chất bẩn trên mặt

Joanna Vargas, một nhà thẩm mỹ có spa ở New York và Los Angeles (Mỹ), nói rằng cô không thích dùng khăn hay khăn ướt tẩy trang vì chúng không làm sạch mặt một cách triệt để và để lại rất nhiều chất bẩn trên mặt.

Sản phẩm tẩy trang này được mọi người đánh giá là giống như chất tẩy rửa mặt, giúp loại bỏ da dầu và da chết. Tuy nhiên, chuyên gia thẩm mỹ Danuta Mieloch, người sáng lập Rescue Spa tại Mỹ cho rằng, nếu không có bước rửa mặt với nước, việc lau chùi này chủ yếu chỉ làm giảm lớp bụi bẩn dính trên mặt.

Mieloch nói: “Bạn cảm thấy như mình đang làm đúng khi dùng khăn ướt tẩy trang thay cho việc rửa mặt nhưng điều này thực sự khủng khiếp cho làn da”. Mieloch coi việc sử dụng khăn ướt tẩy trang là phương sách cuối cùng khi đi du lịch vì theo cô nó có thể để lại lượng hóa chất trên da, gây kích ứng và dị ứng da. Hơn nữa, khăn lau này còn để lại dư lượng hóa chất có thể gây kích ứng da và gây dị ứng.

Mieloch nói thêm rằng, sau khi dùng khăn ướt tẩy trang, bạn nên dùng thêm dung dịch làm sạch da có lượng hóa chất ít hơn.

Dùng khăn ướt tẩy trang có thể làm mất nước trên da

Chuyên gia thẩm mỹ Mieloch cho rằng dùng sản phẩm tẩy trang có thể làm mất nước trên da, tăng nguy cơ bị mụn trứng cá là bởi vì nó có nhiều cồn và làm mất đi lượng dầu tự nhiên của da.

“Da của chúng ta giống như hệ thống ruột, nó cần những vi khuẩn tốt như probiotic – một loại vi khuẩn sống tốt cho hệ tiêu hóa. Điều rất quan trọng là bảo vệ vi khuẩn tốt trong khi loại bỏ các vi khuẩn xấu”, Mieloch nói thêm.

Theo cô, để đối phó với sự khô quá mức, làn da phải sản xuất thêm dầu. Đối với những người có da nhờn, đây có thể là một vấn đề. Quá khô da có thể gây ra sản xuất dầu dư thừa.

Tuy nhiên, bác sĩ da liễu, Tiến sĩ Joshua Zeichner (Mỹ) nói rằng có rất ít dữ liệu ủng hộ ý tưởng cho rằng “việc loại bỏ dầu có thể kích thích da sản xuất dầu”. Nhưng ông cũng nói thêm rằng quá khô da có thể gây ra kích ứng làm cho việc điều trị trở nên khó khăn và dễ dẫn đến mụn trứng cá. Hơn nữa, dùng sản phẩm tẩy trang cũng có thể phá vỡ lớp phủ axit của da – lớp bảo vệ da bảo vệ nó chống lại vi khuẩn gây mụn trứng cá và mất độ ẩm.

Khăn ướt tẩy trang có thể gây lão hóa sớm

Khi dùng khăn ướt tẩy trang sẽ phải dùng một áp lực để loại bỏ lớp trang điểm (có thể rất dày) trên da. Theo Tiến sĩ Zeichner, điều này có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, dẫn đến lão hóa da sớm và tăng sắc tố. Ngoài ra, vì những chất liệu này không làm sạch sâu, nên những người chỉ lau mặt bằng cách này vào ban đêm có thể sẽ mang gương mặt vẫn còn chất bụi bẩn khi đi ngủ. Điều này cũng có thể gây viêm da, do đó thúc đẩy lão hóa sớm.

https://vietq.vn/sai-lam-khi-su-dung-khan-giay-uot-de-tay-trang-chuyen-gia-chi-cach-dung-chuan-nhat-d210275.html

Tags: BSCKII Lê Vi Anhkhăn giấy ướtkích ứng dalàm sạch daparabentẩy trangtrang điểm
Previous Post

Các thể bệnh của vảy nến

Next Post

Chuyển sang guselkumab an toàn sau khi thất bại với ustekinumab trong điều trị vảy nến

Related Posts

Videos

Bảo vệ làn da đúng cách khi trang điểm thường xuyên – BS.CKI Trần Hạnh Vy – HTV9

by vuong
09/03/2025
0

https://www.youtube.com/watch?v=03mDzLBIWks 🔥🔥🔥 BẢO VỆ LÀN DA ĐÚNG CÁCH KHI TRANG ĐIỂM THƯỜNG XUYÊN - Bác sĩ của bạn - HTV9...

Read more

U xơ thần kinh

12/02/2024

Cảnh báo: Biến chứng làm đẹp dịp cận Tết

03/02/2024

Xử trí thế nào khi da bị mụn dịp Tết

23/01/2024
Load More
Next Post

Chuyển sang guselkumab an toàn sau khi thất bại với ustekinumab trong điều trị vảy nến

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
14/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status