• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Tính hiệu quả, an toàn của Tazarotene trong điều trị mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành

ThS.BS Thái Thanh Yến

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Drugs in Dermatology, Tazarotene đã chứng minh được tính  hiệu quả và an toàn về điều trị mụn trứng cá ở phụ nữ từ 18 tuổi trở lên và từ 25 tuổi trở lên.

Xem thêm

Xài thuốc nhuộm tóc không nguồn gốc, tróc da đầu như chơi

Những điều nên và không nên khi nặn mụn

Những điều cần biết về ung thư da trong mùa nắng nóng

Dải băng thu thập lại dấu hiệu sinh học viêm da dị ứng ở trẻ em

Mụn trứng cá là tình trạng phổ biến ở nhóm tuổi thanh thiếu niên, nhưng hiện nay tần suất xuất hiện của bệnh ở người lớn ngày càng phổ biến hơn. Ảnh minh họa

Mụn trứng cá là tình trạng phổ biến ở nhóm tuổi thanh thiếu niên, nhưng hiện nay tần suất xuất hiện của bệnh ở người lớn ngày càng phổ biến hơn.

Mặc dù không có sự xác định rõ giữa mụn trứng cá ở tuổi vị thành niên và người lớn, nhưng ở phụ nữ từ 18 đến 24 tuổi có thể được coi là “giai đoạn chuyển tiếp” và mụn trứng cá ở phụ nữ trên 25 tuổi cũng có thể được coi là “mụn trưởng thành.”

Một nghiên cứu được tiến hành mù đôi, ngẫu nhiên trong giai đoạn lâm sàng đoạn 3 trên 1.614 bệnh nhân bị mụn trứng cá theo hai nhóm nghiên cứu.

Theo phân tích post hoc của anova, nhóm nghiên cứu gồm 774 phụ nữ từ 18 tuổi trở lên, 335 người trong số họ từ 25 tuổi trở lên, và nhóm chứng gồm 717 phụ nữ, 320 người trong số họ từ 25 tuổi trở lên.

Khi so sánh với bệnh nhân trong nhóm chứng, kết quả giữa các nhóm tuổi tương đương cho thấy: Tổn thương viêm giảm ở bệnh nhân ở nhóm tuổi trẻ hơn (60,6% so với 53,7%; P <0,01) và nhóm tuổi lớn hơn (60,9% so với 57,3%) sau 12 tuần điều trị.

Ngoài ra, mức giảm tổn thương không do viêm sau khi điều trị cao hơn so với ở tuần 12 ở cả nhóm tuổi trẻ hơn (59% so với 48,4%; P <0,01) và nhóm tuổi lớn hơn (61,1% so với 48,8%; P <0,01). Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng có sự cải thiện lớn hơn về chất lượng cuộc sống sau 12 tuần điều trị so với nhóm chứng.

Trong số những bệnh nhân trong nhóm điều trị từ 18 đến 24 tuổi, điểm trung bình của bảng câu hỏi về chất lượng cuộc sống là: 6,6 đến 10,9 so với 6,2 đến 9,5 ở nhóm chứng (P <0,05). Những người bệnh trong nhóm điều trị ở độ tuổi từ 25 tuổi trở lên cũng đạt tỷ lệ cao hơn với 8,1 đến 10,7 so với 7,5 đến 10 ở nhóm chứng.

Tính an toàn và khả năng dung nạp, tỷ lệ gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc là tương tự nhau ở cả hai nhóm tuổi (18 tuổi: 32,7% so với 25 tuổi: 33,3%). Hầu hết là nhẹ hoặc trung bình, và các phản ứng phụ xảy ra chiếm 2%  bao gồm đau, khô, khô da và ban đỏ tại chỗ bôi thuốc.

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng ngoài hiệu quả lâm sàng, liệu pháp trị mụn phải cải thiện được chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt đối với phụ nữ tuổi trưởng thành, là nhóm tuổi đã được chứng minh là chịu tác động tiêu cực của mụn trứng cá đối với chất lượng cuộc sống hơn so với nam giới trưởng thành hoặc nữ giới vị thành niên.

Khả năng dung nạp thuốc trong quá trình điều trị là mối quan tâm đặc biệt đối với phụ nữ từ 25 tuổi trở lên, tỷ lệ kích ứng tại chỗ với Tazarotene ít hơn 1% ở nhóm tuổi lớn hơn.

Chế phẩm dạng lotion của Tazarotene thực sự mang lại giá trị thẩm mỹ về hình thức, và cũng đã được chứng minh tính hiệu quả, an toàn giữa các nhóm tuổi tương đương nhau, cải thiện chất lượng cuộc sống hơn so với nhóm chứng.

Tags: mụn trứng cángười trưởng thànhTazaroteneThS. BS. Thái Thanh Yến
Share348SendSend
Previous Post

Không nên xét nghiệm thường quy bộ mỡ và men gan ở bệnh nhi dùng Isotretinoin

Next Post

Chăm sóc da tránh nhờn ngày nóng

Related Posts

Bệnh da tự miễn

Mối liên quan giữa viêm da cơ địa và những nguy cơ mắc rối loạn tự miễn

by Quý
09/08/2022
0

Theo tạp chí Dị ứng và Miễn dịch Lâm sàng, bệnh viêm da cơ địa ( Atopic Dermatitis- AD) có...

Read more

Tác dụng phụ của phương pháp điều trị ALA-PDT trên bệnh nhân mụn trứng cá

04/08/2022

Bệnh nhân mới được chuẩn đoán mụn trứng cá thường kém tuân thủ điều trị

02/08/2022

Mối liên quan giữa rối loạn dị ứng và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), tự kỷ ở trẻ thời thơ ấu

13/07/2022
Load More
Next Post

Chăm sóc da tránh nhờn ngày nóng

Bài xem nhiều

Bệnh Da Liễu

Xài thuốc nhuộm tóc không nguồn gốc, tróc da đầu như chơi

by Quý
18/08/2022
0

Thị trường hiện nay xuất hiện tràn lan các loại thuốc nhuộm tóc, từ loại giá rẻ cho đến loại...

Read more

Xài thuốc nhuộm tóc không nguồn gốc, tróc da đầu như chơi

Những điều nên và không nên khi nặn mụn

Những điều cần biết về ung thư da trong mùa nắng nóng

Dải băng thu thập lại dấu hiệu sinh học viêm da dị ứng ở trẻ em

Gia đình khỏe – Collagen với sức khỏe

Bệnh u xơ ngón tay ở trẻ sơ sinh: Bao hàm và loại trừ

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM