Theo dữ liệu từ bài tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp trực tuyến đăng trên British Journal of Dermatology, phương thức hiệu quả nhất trong điều trị mụn từ nhẹ đến trung bình là thuốc thoa phối hợp, peel da hóa học và liệu pháp quang hóa.
Các nhà nghiên cứu thực hiện bài tổng quan hệ thống dựa vào các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng (randomized controlled trials _ RCTs) thực hiện trên các sản phẩm thuốc thoa, thuóc uống và các phương pháp vật lí khác trong điều trị mụn từ nhẹ đến trung bình và từ trung bình đến nặng. Tổng quan được phân tích riêng rẽ dựa trên phân độ nặng của mụn.
Các tác giả cũng phân tích riêng nhóm nam và nhóm nữ khi các bệnh nhân này dùng thuốc ngừa thai hormone. Tất cả bệnh nhân thuộc mọi lứa tuổi đều nằm trong diện nghiên cứu trừ trẻ sơ sinh.
Các nhà nghiên cứu chỉ thực hiện nghiên cứu theo mô hình tác động cố định (fixed class effects model) trên những thuốc hay phương thức đang được áp dụng ở Anh. Tất cả nhóm chứng dùng các giả dược trong hệ thống chứng. Thông qua kỹ thuật NMA, các tác giả phân tích 3 thông số: (1) độ hiệu quả, (2) tính đồng thuận (bệnh nhân dừng điều trị do bất cứ nguyên nhân nào) và (3) tính dung nạp (bệnh nhân dừng điều trị do tác dụng phụ).
Có tổng cộng 173 bài báo được thực hiện dựa trên 179 RCTs (112 RCT về mụn từ nhẹ đến trung bình và 67 RCT về mụn từ trung bình đến nặng) được đưa vào để phân tích theo NMA. Các RCT của mụn từ nhẹ đến trung bình đều có cỡ mẫu nhỏ vì vậy cần phải điều chỉnh sai lệch trước khi đưa ra kết quả.
Đối với mụn từ nhẹ đến trung bình, thuốc thoa trị mụn retinoid, benzoyl peroxide và phối hợp của 2 thuốc này đều có tỉ lệ dừng thuốc vì tác dụng phụ cao hơn giả dược. Các phương thức trị liệu bằng thuốc thoa hay vật lí (peel da hóa học và liệu pháp quang hóa) đều có hiệu quả cao hơn so với giả dược.
Trong các loại thuốc thoa, các thuốc kết hợp clindamycin, benzoyl peroxide với retinoid, benzoyl peroxide với nhóm macrolide, clindamycin với retinoid và macrolide với kháng nấm có hiệu quả cao hơn khi so với các thuốc thoa đơn lẻ hay giả dược.
Đối với mụn từ trung bình đến nặng (phân tích sau khi đã điều chỉnh sai lệch), thuốc thoa retinoid đơn lẻ hay kết hợp với tetracycline uống, cocyprindiol uống đơn lẻ hay kết hợp với tetracycline uống, tetracycline uống đơn trị liệu có tỉ lệ dừng thuốc do tác dụng phụ cao hơn giả dược.
Phương thức điều trị mụn hiệu quả nhất là isotretinoin uống, tetracycline uống kết hợp với thuốc thoa trị mụn (azaleic acid, retinoid, hay retinoid kêt hợp với benzoyl peroxide) và thuốc thoa phối hợp. Liệu pháp quang động học và quang hóa học đem lại hiệu quả cao hơn giả dược. Đơn trị liệu tetracycline uống hay đơn trị liệu thuốc thoa đem lại hiệu quả thấp hơn việc kết hợp điều trị.
Các tác giả không ghi nhận bất cứ bằng chứng nào về ảnh hưởng của việc dừng điều trị do bất cứ nguyên nhân nào của các loại thuốc điều trị so với giả dược ở cả 2 mức độ mụn. Nghiên cứu cũng không ghi nhận hiệu quả của thuốc điều chỉnh hormone trên mụn (các bệnh nhân đa nang buồng trứng không được khảo sát trong nghiên cứu này).
Giới hạn của nghiên cứ là mức độ chứng cứ thấp của các RCT trong nghiên cứu.
Mặc dù mức độ chứng cứ không cao, nhưng các tác giả nghiên cứu nhận định rằng azaleic acid kết hợp với tetracycline uống được coi là phương thức điều trị thay thế hiệu quả cho các bệnh nhân mụn từ trung bình đến nặng, không thoa được retinoid do kích ứng và phương thức này cũng làm giảm nguy cơ tăng sắc tố ở những bệnh nhân mụn có làn da tối màu.
Nguồn: https://www.dermatologyadvisor.com/home/topics/acne/network-meta-analysis-identifies-most-effective-acne-treatments/