• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Vài bí quyết “bỏ túi” tẩy tế bào chết da mặt

BS.CKI Thạch Văn Toàn, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Tẩy tế bào chết định kỳ một tuần một lần hoặc hai tuần một lần sẽ làm cho da đẹp hơn và cũng là một trong những cách chăm sóc da phổ biến hiện nay. Ngoài việc cải thiện các sự cố liên quan đến da, nó còn giúp da thẩm thấu mỹ phẩm bảo vệ da tốt hơn.

Xem thêm

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Cách tẩy tế bào chết cho da mặt đúng cách

Hiện tượng tế bào chết

Da tự nhiên tự tái tạo sau mỗi chu kỳ trên 30 ngày. Quá trình này xảy ra khi lớp ngoài da, hoặc lớp biểu bì, làm bong các tế bào chết và thay bằng lớp tế bào mới. Lớp tế bào trên màng đáy da ở lớp biểu bì, có những tế bào da tự nhân đôi, khi chúng nhân đôi và sản sinh, những tế bào mới được đẩy lên trên để tái tạo, còn những tế bào cũ sẽ được thay mới do “hết tuổi thọ”.

Da chết là hiện tượng tự nhiên có tính chu kì. Ngoài ra, tốc độ chết tự nhiên cua da chịu sự tác động của nhiều yếu tố như môi trường, nội tiết tố và tuổi tác hay do tiếp xúc với hóa chất, môi trường độc hại.

Lớp tế bào chết nếu chưa được loại bỏ sẽ là nơi lý tưởng cho các tuyến mồ hôi và các tuyến bã nhờn, dẫn tới tình trạng mụn, vết nám, tàn nhang, lão hóa da… Do vậy, việc tẩy da chết định kỳ góp phần cải thiện tất cả những vấn đề trên, giúp làn da trẻ hóa và thẩm thấu sản phẩm bôi ngoài da tốt hơn.

Bạn thuộc loại da nào?

Để tẩy tế bào chết đạt kết quả, nhất là chọn sản phẩm tẩy da đạt hiệu quả, mọi người cần nhận phân biệt bản thân thuộc loại da nào. Da con người thay đổi theo tuổi tác, thời tiết và các yếu tố như lối sống, ăn uống. Chẳng hạn, nếu hút thuốc lá thì da xỉn màu, nhanh xuống cấp hơn.

Thông thường da có 5 loại da chính:

  • Đầu tiên là da khô: Loại da này có các mảng khô và cần tới độ ẩm nhiều hơn.
  • Hai là da hỗn hợp, đây là loại da phổ biến, không khô, nhưng cũng không phải da dầu với đặc điểm nổi bật là vùng chữ T nhờn dầu (mũi, trán và cằm) còn quanh má và quai hàm thì khô.
  • Ba là da dầu với đặc trưng bởi bã nhờn dư, dầu tự nhiên được sản xuất bởi tuyến bã nhờn bên dưới lỗ chân lông khiến lỗ chân lông bị tắc, giãn nở và sinh mụn trứng cá.
  • Bốn là tình trạng da nhạy cảm, loại da này dễ bị kích ứng bởi nước hoa, hóa chất và các vật liệu tổng hợp khác.
  • Năm là da bình thường, loại da này không có bất kỳ sự khô, nhờn hay nhạy cảm nào. Nó rất hiếm, vì hầu hết mọi người đều có chứa chút ít dầu hoặc khô.

Bí quyết tẩy tế bào chết định kỳ

Tẩy da hóa học

Mặc dù nghe qua có vẻ khắc nghiệt, nhưng tẩy da hóa học thực sự hiệu quả và nhẹ nhàng. Tuy nhiên, phải tuân thủ mọi hướng dẫn của nhà sản xuất, nếu không dễ bị lạm dụng.

    • Alpha hydroxy acids (AHA) là các thành phần có nguồn gốc từ thực vật giúp làm bong các tế bào da chết trên bề mặt da. Chúng hoạt động tốt nhất cho các loại da khô đến bình thường. Nhóm AHA phổ biến bao gồm: axit glycolic. axit citric, axit malic, axit lactic…
    • Beta hydroxy acids (BHA) loại bỏ các tế bào da chết từ sâu trong lỗ chân lông, giúp làm giảm sự phá vỡ da. Đây là lựa chọn tốt cho da dầu và da hỗn hợp cũng như da có sẹo mụn hoặc đốm nắng.
    • Enzyme dùng cho tẩy tế bào chết thường là từ trái cây, loại bỏ các tế bào da chết trên khuôn mặt rất hiệu quả. Không giống như AHA hay BHA, tẩy tế bào chết bằng enzyme sẽ giúp tế bào mới phát triển, nhanh có lớp da mới tươi sánh hơn, rất hợp với những người có làn da nhạy cảm.

Tẩy da cơ học

Tẩy da cơ học hoạt động bằng cách loại bỏ vật lý da chết hơn là hòa tan. Nó ít nhẹ nhàng hơn tẩy da chết hóa học và hoạt động tốt nhất cho da thường đến da dầu. Không phù hợp cho nhóm có làn da nhạy cảm hoặc khô.

      • Dùng bột: Bột tẩy tế bào chết là các loại hạt mịn để vừa hấp thụ dầu vừa loại bỏ da chết. Để sử dụng, trộn bột với một ít nước cho đến khi nó tạo thành hỗn hợp vữa sệt rồi phết lên mặt. Để có kết quả mạnh hơn, sử dụng ít nước để tạo ra một hỗn hợp có độ sệt hợp lý.
      • Chải khô: Sử dụng bàn chải lông mềm tự nhiên, và chải nhẹ nhàng lên da theo vòng tròn nhỏ trong thời gian tối đa 30 giây. Chỉ nên sử dụng phương pháp này trên vùng da không có vết cắt hay kích ứng nhỏ nào.
      • Khăn lau: Nếu may mắn có làn da bình thường, bạn có thể tẩy da chết chỉ bằng cách lau khô mặt bằng khăn mặt. Sau khi rửa mặt, nhẹ nhàng di chuyển một chiếc khăn mềm theo vòng tròn nhỏ để loại bỏ tế bào da chết và làm khô mặt.

Khi tẩy tế bào da chết trên mặt không nên sử dụng các chất tẩy có chứa các hạt kích thích hoặc thô, có thể làm tổn thương da. Tránh xa các sản phẩm tẩy da chết có chứa đường, hạt cườm, vỏ hạt, vi khuẩn. muối thô, baking soda…

Sau khi tẩy xong nên dùng kem dưỡng ẩm phù hợp nhất với loại da của bạn. Ví dụ, nếu có làn da khô, hãy chọn một loại kem giàu chất dưỡng ẩm. Nếu bạn có làn da hỗn hợp hoặc da dầu, hãy tìm một loại kem dưỡng da nhẹ, không chứa dầu hoặc kem dưỡng ẩm dạng gel.

Tags: BS. CKI Thạch Văn Toàntẩy tế bào chết
Share348SendSend
Previous Post

Triệt lông vĩnh viễn và những liệu pháp hiệu quả nhất hiện nay

Next Post

Hiểu và bổ sung collagen chăm sóc da đúng cách

Related Posts

Các Bệnh Da Khác

Phục hồi da sau kỳ nghỉ Tết

by Quý
13/02/2023
0

Trong thời gian nghỉ Tết, sinh hoạt bị xáo trộn gây nhiều ảnh hưởng tới làn da. Sau tết, chúng...

Read more

Để mụn không còn là nỗi ám ảnh

28/08/2022

Tẩy tế bào chết cho da

07/06/2022

Mụn cơm, căn bệnh ngoài da phổ biến

30/01/2021
Load More
Next Post

Hiểu và bổ sung collagen chăm sóc da đúng cách

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

by Quý
27/03/2023
0

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM