• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Vài phương cách điều trị sẹo vùng mặt thành công

BS.CKI Lê Vi Anh

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Sẹo vùng mặt là nỗi ám ảnh của tất cả mọi người nói chung, đặc biệt là phụ nữ. Nó không chỉ gây mất thẩm mỹ, thiếu tự tin mà còn để lại nhiều hệ lụy vô hình lên tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Y học hiện tại đã phát triển rất nhiều phương pháp điều trị sẹo thành công và dưới đây là một số cập nhật về một số thủ thuật trị sẹo hiệu quả

Xem thêm

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Nguyên nhân hình thành sẹo vùng mặt

Các hình dạng sẹo trên mặt rất đa dạng và là sản phẩm cuối cùng khi vết thương lành, nguyên nhân có thể do mụn trứng cá, bỏng hoặc phẫu thuật… Do da mặt thường xuyên tiếp xúc với môi trường và ánh nắng mặt trời nên các vết thương ở vùng này sau khi lành có thể để lại các dạng sẹo lồi, lõm, hay tăng sắc tố và gây nhiều khó khăn trong việc điều trị hơn.

Nguyên nhân gây sẹo trên mặt phổ biến nhất là sẹo do mụn để lại và nếu chủ quan, không chăm sóc có thể để lại sẹo vĩnh viễn gây mất thẩm mỹ.

Trong khi người ta có thể che đi sẹo trên cơ thể khi vết thương lành, còn ở vùng mặt thì khó có thể che giấu. Các nguyên nhân gây sẹo có thể chấn thương, do phẫu thuật hay bệnh lý…. Trong đó nguyên nhân gây sẹo trên mặt phổ biến nhất là sẹo do mụn để lại và nếu chủ quan, không chăm sóc có thể để lại sẹo vĩnh viễn gây mất thẩm mỹ.

Một số phương pháp giúp điều trị sẹo thành công

Mài mòn da mặt (Dermabrasion)

Mài mòn da mặt hay còn gọi mài mòn da là kỹ thuật tẩy đi lớp tế bào trên bề mặt da, sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ lớp thượng bì, hoặc đến nhú bì hoặc bì lưới. Đây là cách điều phổ biến với những người muốn cải thiện làn da, điều trị nếp nhăn, tổn thương do ánh nắng mặt trời, sẹo do mụn và kết cấu da không đồng đều….

Mài mòn da mặt nó không phải là một lựa chọn tốt cho những người có làn da nhạy cảm, sậm màu và nhóm người bị rối loạn miễn dịch. (Ảnh minh họa)

Ưu điểm của phương pháp này là có thể giúp vết sẹo mờ đi hoặc biến mất tuy nhiên biến chứng có thể gặp là nhiễm trùng hoặc nhiễm virus, hồng ban kéo dài, sẹo lồi hay sẹo phì đại, tăng giảm sắc tố thoáng qua hoặc vĩnh viễn. Nó không phải là một lựa chọn tốt cho những người có làn da nhạy cảm, sậm màu và nhóm người bị rối loạn miễn dịch.

Lột da bằng hóa chất (Chemical peels):

Đây là thủ thuật dùng mặt nạ hóa học, được dùng để cải thiện và điều trị các vấn đề của da như mụn, sẹo lõm, trẻ hóa da. Đặc biệt phương pháp này được dùng để cải thiện sẹo nhờ dùng axit nhẹ thoa một lớp duy nhất trên da giúp loại bỏ lớp phía trên tróc ra, để lộ ra một lớp da mới, kích thích phản ứng viêm giúp tăng sinh nguyên bào sợi tạo collagen mới.

Các loại mặt nạ hóa học được chia làm 3 nhóm: nhóm lột nông, nhóm lột trung bình và nhóm lột sâu. Các loại mặt nạ hóa học này tùy độ tác động nông sâu sẽ được sử dụng phù hợp để cải thiện sự thay đổi màu liên quan đến các vết sẹo nhỏ, vừa được sử dụng để điều trị lão hóa da. Ngoài sẹo, kỹ thuật này còn tác dụng với các đốm đồi mồi và nếp nhăn, mang lại làn da mịn màng, trẻ trung hơn.

Tái tạo bề mặt bằng laser:

Tái tạo bề mặt bằng laser có mục tiêu giống như lột da bằng hóa chất và mài da, loại bỏ lớp trên cùng của da. Không giống như axit và công cụ mài, tái tạo bề mặt bằng laser sử dụng chùm tia laser công suất cao để loại bỏ da. Có hai loại: tái tạo bề mặt bằng laser erbium và carbon dioxide. Trong khi erbium là phương pháp an toàn hơn cho da mặt, carbon dioxide có hiệu quả cao trong việc điều trị sẹo.

Ưu điểm, tái tạo bề mặt bằng laser có thời gian hiệu quả nhanh (3 đến 10 ngày) so với các phương pháp điều trị khác.

Sau khi rời khỏi phòng điều trị, bạn sẽ cần phải có chế độ đặc biệt chăm sóc vùng vết thương theo hướng dẫn của bác sỹ cho đến khi lành hẳn. Ưu điểm, tái tạo bề mặt bằng laser có thời gian hiệu quả nhanh (3 đến 10 ngày) so với các phương pháp điều trị khác. Nhưng không phải là lựa chọn tốt cho những người vẫn đang bị mụn, những người có tông màu da sậm màu và đôi khi có thể làm thay đổi sắc tố da trong một khoảng thời gian.

Phẫu thuật thẩm mỹ:

Không giống như các thủ thuật được liệt kê ở trên, phẫu thuật là một quá trình xâm lấn hơn, trong đó mô sẹo có thể được phẫu thuật cắt bỏ hoặc thay đổi bằng dao mổ. Tùy thuộc vào mục tiêu của bạn và mức độ nghiêm trọng của vết sẹo, bác sĩ có thể loại bỏ vết sẹo hoặc lớp biểu bì hoặc thậm chí di chuyển vết sẹo để giảm thiểu sự xuất hiện của nó.

Không giống như các lựa chọn điều trị khác, bạn bắt buộc cần gặp bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ thay vì bác sĩ da liễu cho quy trình này. Nên tìm kiếm bác sĩ phẫu thuật được hội đồng chứng nhận với thành tích đã được chứng minh về thành công với phẫu thuật thẩm mỹ trị sẹo trên khuôn mặt.

Ưu điểm của phẫu thuật thẩm mỹ thường có kết quả tốt hơn phương pháp điều trị nào khác. Nhược điểm là chi phí cao của nó có thể khiến nó không thông dụng. Các thủ thuật này phức tạp hơn và cũng có nguy cơ gây nhiễm trùng và để lại sẹo cao hơn.

Thủ thuật DIY:

DIY (Do it yourself) là thuật ngữ tiếng Anh mô tả cách mọi người tự làm lấy mà không có sự trợ giúp của các chuyên gia. DIY điều trị sẹo trên mặt vừa hợp lý và hiệu quả, ít xâm lấn hơn. Rất đa dạng như dùng dầu khoáng, có tác dụng dưỡng ẩm của nó có thể ngăn ngừa sẹo trở nên tồi tệ hơn. Sử dụng bộ dụng cụ tẩy trắng, dùng mật ong, giúp giảm mẩn đỏ và nhiễm trùng.

Tags: Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCMBS. CKI Lê Vi Anhđiều trị sẹođiều trị sẹo hiệu quảkhoa Da liễu - Thẩm mỹ Da
Share348SendSend
Previous Post

Liệu pháp quang động trong xử lý các khối u lành tính ngoài da

Next Post

Vảy nến toàn thân: Nhận biết dấu hiệu và cách xử lý

Related Posts

Nổi bật

Thưởng Tết Quý Mão 2023 cho nhân viên, các cơ sở y tế trên địa bàn TP.HCM khởi sắc

by Quý
02/02/2023
0

Nếu như năm 2021 là năm toàn hệ thống y tế được huy động tổng lực cho “cuộc chiến” với...

Read more

Nhiều ca biến chứng do chăm sóc da tại cơ sở không đạt chuẩn

14/01/2023

Các chương trình CME cuối năm của khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BV ĐH Y Dược TP.HCM

21/12/2022

Đừng chờ khỏi COVID-19 mới trị bệnh mạn tính

29/03/2022
Load More
Next Post

Vảy nến toàn thân: Nhận biết dấu hiệu và cách xử lý

Bài xem nhiều

Công tác & Điều trị

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

by Quý
22/03/2023
0

Đa phần nốt ruồi lành tính, theo thời gian, sẽ không thay đổi. Nốt ruồi ác tính, nốt ruồi bệnh...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Thực hư tế bào gốc trị bách bệnh

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM