Trong nhóm bệnh vảy nến, vảy nến toàn thân là căn bệnh da mạn tính, hiếm gặp và có phần nguy hiểm. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin giúp chúng ta nhận biết bệnh và cách xử lý sớm.
Bệnh vảy nến toàn thân tăng giảm theo mùa
Bệnh vẩy nến toàn thân chiếm thị phần 1% – 5% dân số chung, xấp xỉ 10% tổng số bệnh nhân tại các phòng khám da liễu. Bệnh lành tính, tăng giảm theo mùa, thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại làm suy giảm thẩm mỹ, tâm lý.
Tỷ lệ mắc bệnh nam nhiều hơn nữ, người lớn nhiều hơn trẻ em. Nguyên nhân không rõ ràng, mặc dù có lý do đã được chấp nhận là do có yếu tố di truyền gây ra, khi được kích hoạt sẽ làm cho hệ thống miễn dịch sản xuất quá nhiều tế bào da.
Bệnh vảy nến gây viêm, ngứa, phát ban đỏ với cảm giác đau rát như muốn lột da và vùng ảnh hưởng thường bao trùm lên toàn bộ cơ thể.
Tổng thể, nguyên nhân làm tăng bệnh bao gồm di truyền (30%), do nhiễm khuẩn, do stress, do sử dụng một số thuốc chữa bệnh, do ngứa gãi, tổn thương. Trong nhóm bệnh vảy nến, vảy nến toàn thân (Erythrodermic psoriasis) hay vảy nến đỏ da toàn thân đều là một trong những dạng bệnh nghiêm trọng. Thể bệnh này rất hiếm gặp nhưng lại đe dọa đến tính mạng.
Vảy nến toàn thân còn được gọi là một rối loạn da tự miễn. Nó gây viêm, ngứa, phát ban đỏ với cảm giác đau rát như muốn lột da và vùng ảnh hưởng thường bao trùm lên toàn bộ cơ thể. Đôi khi kèm theo sự ớn lạnh và thân nhiệt dao động. Bệnh còn được kích hoạt bởi cháy nắng nghiêm trọng, do tác dụng phụ của điều trị hóa trị liệu hoặc xuất phát từ một thể khác của bệnh vẩy nến không được kiểm soát tốt.
Hiện nay chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh mà không tái phát. Những người bắt đầu xuất hiện các triệu chứng thể vẩy nến toàn thân nên đi khám, bởi vì nó có thể dẫn đến việc mất nước và mất protein nguy hiểm, sưng, nhiễm trùng, hoặc viêm phổi và thậm chí có thể buộc phải nhập viện.
Triệu chứng điển hình của bệnh
Triệu chứng của bệnh vảy nến toàn thân thường rất rõ nét và nghiêm trọng. Có thể xuất hiện đột ngột trong một đợt vảy nến cấp mới hoặc xuất hiện từ từ theo thời gian sau một đợt vảy nến thể mảng. Rất đa dạng nhưng chủ yếu là da đỏ rực từ đầu đến chân, trên phần lớn bề mặt da của cơ thể là triệu chứng điển hình nhất.
Vùng da bị tổn thương có thể được bao phủ bởi những mảng vảy trắng bạc. Chúng có thể bong ra thành từng miếng lớn và ngứa dữ dội kèm theo cảm giác bỏng rát và xuất hiện mụn nước nhỏ hoặc mụn mủ. Nhịp tim tăng, thân nhiệt dao động bất thường, có thể sốt hoặc ớn lạnh, đau các khớp và sưng mắt cá chân.
Nguyên nhân gây bệnh như đề cập, cơ chế gây bệnh được cho là do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, chuyên môn gọi là bệnh tự miễn. Ở người bình thường, hệ miễn dịch sản xuất một loại tế bào bạch cầu, được gọi là lympho T, có tác dụng nhận diện và tiêu diệt vi khuẩn, virus lạ xâm nhập vào da.
Trong bệnh vảy nến, cơ thể sản xuất quá nhiều tế bào lympho T. Cơ thể nhận biết sai và tấn công các tế bào da khỏe mạnh. Cuối cùng làm tăng sinh quá mức các tế bào da mới, tạo các mảng sừng dày, bong tróc, ngứa ngáy, nứt nẻ trên bề mặt da.
Chưa hết, nó còn gây nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng máu và viêm phổi, mất nước, phù nề, suy thận và suy tim. Vì vậy, điều quan trọng là cần phát hiện sớm các triệu chứng và thăm khám ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên.
Chẩn đoán và điều trị
Phương pháp điều trị bao gồm điều trị tại chỗ và điều trị bằng thuốc.
Bác sĩ có thể xác định bệnh vảy nến đỏ da toàn thân bằng cách tiến hành kiểm tra lâm sàng và hỏi tiền sử bệnh tật, cách dùng thuốc của người bệnh. Thông thường, một người có dấu hiệu da đỏ rực, bong tróc nghiêm trọng trên khoảng 90% diện tích da sẽ được chẩn đoán xác định là bệnh vảy nến đỏ da toàn thân. Bác sĩ sẽ cho sinh thiết da, xét nghiệm kiểm tra dị ứng, viêm da tiết bã hoặc các tình trạng khác, xét nghiệm kiểm tra nhiễm trùng.
Do nguyên nhân chính xác chưa rõ nên việc điều trị bệnh vảy nến đỏ da toàn thân gặp khá nhiều khó khăn, đặc biệt là khi xuất hiện biến chứng. Phương pháp điều trị bao gồm điều trị tại chỗ và điều trị bằng thuốc. Trong một số trường hợp cấp cứu khẩn cấp, bù nước, điện giải tránh mất nước là bước điều trị đầu tiên cần được thực hiện. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thể trạng của từng đối tượng bệnh nhân.
Bác sĩ có thể chỉ định một hoặc kết hợp một vài loại thuốc như Cyclosporine (Infliximab), Acitretin hoặc Methotrexate, Adalimumab (Humira), adalimumab-ATTO (Amjevita), brodalumab (Siliq)…, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống dị ứng, thuốc an thần và cân nhắc dùng liệu pháp tiêm thuốc sinh học nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên cần phải tư vấn kỹ chuyên môn.