Sự tương tác về gene và hệ miễn dịch đóng vai trò trong việc gây ra bệnh vảy nến.
Hệ miễn dịch
Các tế bào bạch cầu, còn gọi là tế bào T, là một phần của hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta.
Những tế bào này giúp chúng ta không bị bệnh gây ra bởi các tác nhân có hại tấn công chúng ta mỗi ngày như vi khuẩn và vi rút.
Khi một người bị vảy nến, đã có sự bất thường xảy ra trong hệ miễn dịch do vậy tế bào T tấn công luôn cả tế bào trong cơ thể chúng ta.
Sự tấn công này khiến cơ thể thường xuyên sản sinh ra nhiều tế bào da hơn. Những tế bào da này chồng lên nhau ở trên bề mặt da và chúng ta thấy được tổn thương bệnh vảy nến.
Một khi tế bào T tấn công các tế bào da, quá trình này thường tiếp diễn trong suốt phần đời còn lại của người bệnh.
Gene
Chúng ta đều biết vảy nến có tính di truyền.
Các nhà khoa học đã tìm ra một số gene mà khi chúng ta mang nó chúng ta sẽ có nguy cơ mắc vảy nến cao hơn những người không mang.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy rằng, nhiều bệnh nhân vảy nến không mang những gene này hoặc có người mang gene nhưng không mắc bệnh.
Những thông tin này đã khiến các nhà khoa học tin rằng một bệnh nhân vảy nến phải có tiếp xúc với yếu tố khởi phát trước khi bệnh vảy nến xuất hiện.