• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Acanthosis Nigricans, bệnh gai đen

ThS.BS. Trần Ngọc Khánh Nam

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Acanthosis nigricans (AN), hay còn gọi là bệnh gai đen, là một bệnh da khu trú biểu hiện với những mảng tăng sắc tố như nhung tập trung ở vùng kẽ và mặt gấp.

Xem thêm

Việc cần làm bảo vệ làn da khi tận hưởng những ngày Tết

Có nên cấy phấn để da trắng hồng?

Da khỏe, đẹp ngày tết

Bác sĩ của bạn: Viêm da quanh móng

Nguyên nhân chính xác vẫn chưa biết rõ nhưng phần lớn được cho là có liên quan đến sự kích thích của thụ thể Insulin-like growth factor và thụ thể tyrosinase kinase trên tế bào keratin và tế bào xơ non (fibroblast).

Bệnh gai đen chia làm 7 thể trong đó phổ biến nhất là thể liên quan tới béo phì, dẫn đến tiểu đường, đề kháng insulin, chỉ số BMI cao, hội chứng chuyển hoá, và hội chứng buồng trứng đa nang.

Biểu hiện

Các mảng tăng sắc tố màu nâu đen nhìn như nhung, sùi hoặc dạng nhú. Vị trí điển hình nhất là ở cổ (nhìn như cổ bẩn) và nách. Bẹn và nếp dưới vú, nếp khuỷu, khoeo chân, khuỷu tay, và quanh rốn cũng có thể gặp. Một số vị trí hiếm gặp hơn có thể là những mảng như nhung quanh vú, lòng bàn tay, bàn chân, mi mắt, quanh miệng, gần bề mặt niêm mạc, hoặc toàn thân.

Những dạng hiếm gặp của bệnh gai đen thường có liên quan tới bệnh lý ác tính. Niêm mạc miệng và môi thường biểu hiện dày, có nhú và không có tăng sắc tố.

U mềm treo (skin tags) thường xuất hiện trên cùng vị trí với bệnh gai đen, đặc biệt trong thể liên quan tới béo phì.

Những người có type da đậm màu hơn, những mảng có thể đậm đặc sắc tố, nhìn có màu nâu đen tới đen, trong khi những người màu da sáng hơn thường là màu nâu sáng hoặc hơi nâu.

Chuẩn đoán

Bệnh gai đen biểu hiện nhiều tổn thương dày sừng ánh sáng cấp, dày sừng mi mắt, tổn thương dạng u nhú hồng ở da.

Chuẩn đoán bệnh gai đen rất hiếm khi cần đến sinh thiết để chuẩn đoán chủ yếu dựa vào thăm khám lâm sàng. Nên kiểm tra đường và insulin huyết tương nhanh đồng thời, xét nghiệm HbA1c vì béo phì và đái tháo đường là 2 bệnh kèm thường gặp nhất. Nếu người bệnh là nữ, có dấu hiệu cường androgen, cần xét nghiệm testosterone và dehydroepiandrosteron huyết tương để loại trừ hội chứng buồng trứng đa nang.

Những bệnh nhân điển hình thường có béo phì với xu hướng tiến đến đái tháo đường type 2. Biểu hiện bệnh gai đen ở người lớn không bị béo phì gợi ý bệnh lý ác tính nội tạng.

Miệng và các tổn thương niêm mạc khác cũng như tổn thương lan rộng lòng bàn tay đều gợi ý có bệnh lí ác tính đặc biệt là dạ dày ruột. Bệnh có thể tồn tại đồng thời với các biểu hiện cận u khác ở da như là biểu hiện nhiều tổn thương dày sừng ánh sáng cấp, dày sừng mi mắt, tổn thương dạng u nhú hồng ở da.

Điều trị

Thực hiện chế độ tập luyện, chế độ ăn giảm calo, tránh tình trạng béo phì.

Do bệnh gai đen chỉ là biểu hiện da của các tình trạng bệnh lý khác của cơ thể, do vậy hướng xử trí đa dạng tùy thuộc vào bệnh cảnh và nguyên nhân bên dưới. Có thể cần phải hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nội tiết, ung thư, tâm thần và dinh dưỡng.

Tư vấn bệnh nhân về việc thay đổi chế độ ăn và tập thể thao vì sự liên quan đến béo phì với bệnh. Nếu là gai đen do bệnh lý ác tính, tổn thương thường thoái lui sau khi hoá trị.

Điều trị tổn thương da trong bệnh gai đen chủ yếu là vì yếu tố thẩm mỹ. Retinoid thoa tại chỗ hoặc kết hợp Retinoid thoa và ammonium lactate thoa cách nhau mỗi 12 tiếng. Lột da hoá học, urea, acid salicylic, hydroquinone 4%,… cũng cho hiệu quả ở những mức độ khác nhau.

Một số phương pháp điều trị toàn thân cũng được sử dụng tuy nhiên hiệu quả không nhất quán như bổ sung dầu cá, uống thuốc đái tháo đường (metformin, rosiglitazone), retinoids uống (isotretinoin, etretinate) PUVA.

Tags: ACANTHOSIS NIGRICANSBỆNH GAI ĐENThS. BS. Trần Ngọc Khánh Nam
Share348SendSend
Previous Post

Mày đay do cholin

Next Post

Điều trị mụn trứng cá bằng liệu pháp toàn thân

Related Posts

Chăm sóc da

Cẩn trọng khi tẩy, lột trắng da cấp tốc tại nhà

by Quý
12/01/2023
0

Chị Loan 43 tuổi, nhập viện trong tình trạng da đỏ, ngứa, sưng phù mắt do tẩy trắng da cấp...

Read more

Bằng chứng: Chuyển đổi các thuốc sinh học tương tự (biosimilar) là an toàn và hiệu quả trong điều trị vẩy nến

30/12/2022

Nghiên cứu xác định mối liên quan hai chiều giữa xơ cứng hệ thống và bạch biến

21/11/2022

Các thuốc kháng nấm tại chỗ trong viêm da cơ địa: Chưa được khẳng định hiệu quả?

21/11/2022
Load More
Next Post

Điều trị mụn trứng cá bằng liệu pháp toàn thân

Bài xem nhiều

Nổi bật

Việc cần làm bảo vệ làn da khi tận hưởng những ngày Tết

by Quý
21/01/2023
0

Trong kỳ nghỉ Tết, chế độ sinh hoạt, ăn uống thay đổi gây ảnh hưởng đến sức khỏe làn da....

Read more

Việc cần làm bảo vệ làn da khi tận hưởng những ngày Tết

Có nên cấy phấn để da trắng hồng?

Da khỏe, đẹp ngày tết

Bác sĩ của bạn: Viêm da quanh móng

Mặt bị chảy mủ, nhiễm trùng sau khi tiêm filler

Bị biến chứng nghiêm trọng vì xăm môi ở cơ sở thiếu uy tín

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM