• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Mày đay do cholin

BS.CKII. Phạm Đình Lâm

Mày đay do cholin là căn bệnh không nguy hiểm, tác nhân kích thích chính là nhiệt và mồ hôi. Tuy không gây chết người nhưng lại ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày và gây suy giảm chất lượng cuộc sống của người trong cuộc.

Xem thêm

Điều trị nám da, tàn nhang, đồi mồi bằng công nghệ cao – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 14

Các công nghệ đột phá trong điều trị da liễu – thẩm mỹ

Bệnh Gai Đen – Bác sĩ của bạn – HTV9

Mày đay do cholin (còn được gọi là mày đay cholinergic hoặc sưng nhiệt, gọi tắt CU) là một thể của nhóm mày đay vật lý, trong đó thương tổn của mày đay gây ra bởi sự tác động, kích thích của các yếu tố vật lý.

Phát ban nhỏ bao quanh bởi các mảng da đỏ lớn

Nói cách khác, mày đay do cholin là một phản ứng dẫn đến phát ban nhỏ bao quanh bởi các mảng da đỏ lớn. Có liên quan đến việc tăng nhiệt độ cơ thể, nổi mẩn đỏ ngứa trên da, bệnh bùng phát khi cơ thể đổ mồ hôi sau khi tập luyện, căng thẳng hoặc nóng bức được gọi là mày đay cholinergic.

CU có thể phân thành 4 loại là mày đay do cholin có tắc lỗ chân lông; mày đay do cholin có giảm bài tiết mồ hôi mắc phải, lan tỏa; mày đay do cholin có dị ứng với mồ hôi và mày đay do cholin tự phát. Cho đến nay, không ai rõ nguyên nhân chính xác gây bệnh, nó có thể gặp mọi lứa tuổi, giới tính.

Một số bằng chứng cho thấy bệnh có thể là do hệ thần kinh hoặc do phản ứng dị ứng với mồ hôi. Người bệnh dễ bị nổi mề đay hơn nếu mắc bệnh chàm, hen suyễn hoặc các bệnh dị ứng khác như sốt cỏ khô, hoặc do ăn một số loại thực phẩm hoặc thuốc, áp lực lên da hoặc thời tiết lạnh.

Cơ chế bệnh sinh CU

Có thể nói CU là do da phản ứng quá mẫn với các kích thích từ acetylcholin, chất trung gian dẫn truyền thần kinh, làm các tế bào mast tăng giải phóng histamin. Sự tăng nồng độ histamin có thể được phát hiện sau khi vận động 5 phút, đạt nồng độ đỉnh là 25 ng/mL ở người bệnh mày đay do cholin.

Một số người bị CU thể nhẹ nhưng có người lại nặng, đe dọa tính mạng. Dấu hiệu và triệu chứng của CU nghiêm trọng bao gồm: Nổi mề đay khắp cơ thể (toàn thân); Sưng ở các lớp sâu hơn của da (phù mạch) thường xung quanh mặt và môi.

Nổi mề đay khắp cơ thể (toàn thân); Sưng ở các lớp sâu hơn của da (phù mạch).

Nếu sưng, khiến cổ họng hoặc lưỡi của bạn chặn đường thở, điều này có thể đe dọa tính mạng. Co thắt phế quản, đường thở của bạn bị co thắt và co thắt bất thường, khiến khó thở, thở khò khè hoặc ho. Hạ huyết áp gây đe dọa tính mạng….

Cũng có giả thuyết cho rằng bệnh CU là do cơ thể dị ứng với các sản phẩm chứa trong mồ hôi. Do nhiệt độ theo mùa, nhiệt gây ra bởi sự kích thích do acetylcholin và sự giảm nhiệt độ môi trường xung quanh.

Ngoài ra, có những bệnh nhân bị mày đay do cholin trong những tháng mùa đông khi tiếp xúc với nhiệt hoặc vận động sinh ra nhiệt. Bệnh còn có yếu tố di truyền, thiếu hụt chức năng thần kinh – tuyến mồ hôi có thể gây ra mày đay do cholin và do thuốc chữa bệnh như aspirin, do nhiệt độ môi trường tăng cao, thức ăn nóng, tắm hơi, stress cảm xúc, lọc máu.

Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh CU

Nếu thấy da ngứa, đỏ và lấm tấm khi đang nóng hoặc mới tập thể dục được vài phút, hãy đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa ra một số câu hỏi về lịch sử sức khỏe, về bệnh CU, thực phẩm để tìm ra nguyên nhân khác.

Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh chạy hoặc đạp xe cố định trong khoảng 15 phút để kiểm chứng. Đôi khi, bác sĩ có thể tiêm một liều methacholine, một loại thuốc làm co đường hô hấp, để làm cho các vết sưng tấy lên giúp kiểm tra.

Nếu sống ở nơi có khí hậu nóng hoặc sở thích tập thể dục thì khó tránh khỏi cái nóng gây ra các vết phát ban này. Những loại thuốc kháng histamine sẽ được sử dụng để điều trị dị ứng như Cetirizine (Zyrtec), Diphenhydramine (Benadryl), Hydroxyzine (Atarax, Vistaril), Fexofenadine (Allegra), Loratadine (Alavert, Claritin)…
Nếu thuốc kháng histamin không tác dụng, bác sĩ có thể khuyên dùng steroid trong thời gian ngắn hoặc thuốc chẹn thụ thể histamin 2 như Zantac hoặc Tagamet. Tất cả các loại thuốc kháng histamin đều có hiệu quả hơn nếu dùng hàng ngày thay vì khi cần thiết.

Các phương pháp điều trị CU khác bao gồm thuốc ức chế leukotriene (Singulair), thuốc ức chế miễn dịch (cyclosporine, dapsone), Danazol, thuốc chẹn beta (propranolol), scopolamine tại chỗ và omalizumab (Xolair).

Phòng ngừa:

Nên dừng hoặc giảm tần suất tập luyện nếu nổi mề đay và nên thay đổi bài tập.

Chườm lạnh, giải mẫn cảm bằng mồ hôi tự thân có thể làm giảm triệu chứng bệnh hoặc tắm vòi hoa sen mát, mặc quần áo rộng rãi, giữ nhà và phòng ngủ ở nhiệt độ mát mẻ.

Nếu căng thẳng gây phát ban, nên quản lý stress tốt hơn, cố gắng tránh những tình huống khiến gây căng thẳng kéo dài.

Tags: BS.CKII Phạm Đình Lâmcholinmày đay
Previous Post

Bí quyết làm sạch da, dưỡng ẩm những ngày đông lạnh của phụ nữ Nhật Bản

Next Post

Acanthosis Nigricans, bệnh gai đen

Related Posts

Hội thảo

Hội thảo: Sử dụng kháng Histamin trong điều trị mày đay ở trẻ em

by vuong
10/08/2024
0

Trân trọng kính mời tham gia hội thảo trực tuyến: "Sử dụng kháng Histamin trong điều trị mày đay ở...

Read more

Mày đay mạn tính kháng trị với kháng histamin liều thông thường

01/12/2023

Khuynh hướng điều trị nhắm trúng đích dị ứng trong chuyên ngành da liễu

29/10/2023

Giá trị chẩn đoán của biểu hiện da trên người nhiễm SARS-CoV-2

02/08/2021
Load More
Next Post

Acanthosis Nigricans, bệnh gai đen

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
14/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status