Bạch biến là căn bệnh rối loạn da, một nửa phát triển trước tuổi 40, bệnh do một số tế bào sắc tố trong da bị tổn thương, mất sắc tố melamin, biến làn da thành màu trắng lốm đốm.
Nguồn gốc phát sinh bạch biến
Bạch biến (Vitiligol) là bệnh da liễu thường gặp, lành tính, không lây, nhưng lại ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ. Trong đó các tế bào sắc tố da bị phá hủy, làm thay đổi màu da. Phát sinh những mảng sắc tố giảm so với vùng da xung quanh, không ngứa, không đóng vảy và có giới hạn rõ. Không chỉ ảnh hưởng đến da, bệnh còn tác động tới lông, tóc, trong miệng …
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 1% dân số chung bị ảnh hưởng bởi bạch biến, tỷ lệ mắc bệnh nam và nữ ngang nhau. Khoảng một nửa, rối loạn trước tuổi 20 và phát triển hầu hết trước tuổi 40.
Theo y văn thế giới, bạch biến từng được đề cập từ thời cổ đại và khác với bạch tạng, bạch biến gây giảm sắc tố di truyền đồng đều ở da, tóc và võng mạc. Đôi khi xuất hiện ở phần gần bụng nhưng ít phát triển hơn. Bạch biến không lây từ người sang người, có tính di truyền nhưng chưa có nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn điều này.
Bạch biến có đặc điểm nổi bật là tế bào sắc tố da bị phá hủy làm thay đổi màu da. Bệnh có một số dạng chính như bạch biến toàn thân, bạch biến phân đoạn và bạch biến khu trú. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và tâm lý người bệnh, Và do nguyên nhân phức tạp, chưa hiểu hết nên điều trị còn khó khăn, hiệu quả thấp.
Nguyên nhân & triệu chứng và điều trị
Nguyên nhân chính xác vẫn chưa rõ nhưng có một điều chắc chắn, bạch biến xuất hiện là do giảm lượng và chất các tế bào sắc tố trên da. Một số nghiên cứu cũng phát hiện thấy những thay đổi trong hệ miễn dịch tác động không nhỏ gây bệnh.
Bạch biến là bệnh đa yếu tố với tính nhạy cảm về di truyền và các yếu tố môi trường. Gen TYR mã hóa tyrosinase protein, không phải là một thành phần của hệ thống miễn dịch, nhưng là một enzyme của melanocyte xúc tác sinh tổng hợp melanin, và một chất tự kháng nguyên chủ yếu trong bạch biến tổng quát.
Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho hay, một số chuyên gia tin rằng cháy nắng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh. Bệnh bạch biến đôi khi liên quan đến các bệnh tự miễn dịch và các bệnh viêm như Hashimoto’s thyroiditis, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp, bệnh đái tháo đường, vẩy nến, bệnh Addison, bệnh thiếu máu ác tính, rụng tóc vùng da, bệnh lupus ban đỏ, và bệnh loét dạ dày.
Chẩn đoán bệnh bạch biến chủ yếu dựa vào tiền sử và các triệu chứng lâm sàng. Bác sĩ sử dụng đèn chiếu tia UV lên da để xác định xem mức độ mắc bệnh. Ngoài ra, bác sĩ còn cho làm sinh thiết da ở vùng thương tổn, xét nghiệm máu để tìm kiếm các dấu hiệu tự miễn như thiếu máu hoặc đái tháo đường.
Hiện nay chưa có thuốc trị tận gốc, chỉ có một số phương pháp điều trị mang tính tình thế như sử dụng thuốc làm tăng nhạy cảm với ánh sáng, chế phẩm có psoralen như meladinin, melagenin kết hợp với việc chiếu tia cực tím bước sóng ngắn hoặc dài tại vùng tổn thương. Bôi 0.05% corticoids như clobetasol or 0.10% betamethasone) hoặc ức chế calcineurin như tacrolimus or pimecrolimus) là lựa chọn đầu tiên
Bôi corticoid làm giảm miễn dịch và phẫu thuật da, dùng thuốc uống chống nắng. Ngoài ra bác sĩ còn khuyến cáo áp dụng liệu pháp tư vấn tâm lý để giảm tác động tiêu cực, giúp người bệnh có cuộc sống tốt hơn.