• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

BỆNH ECZEMA CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG? ECZEMA CÓ LÂY KHÔNG?

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp hai thắc mắc thường gặp nhất về bệnh eczema, đó là: Bệnh eczema có chữa được không và bệnh eczema có lây không?

Chính xác, eczema là bệnh gì?

Xem thêm

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Eczema là tình trạng viêm da thường xuyên tái phát, rất khó điều trị dứt điểm

Bệnh eczema hay còn gọi là viêm da cơ địa (chàm). Đây là tình trạng viêm của da, cấp tính hoặc mạn tính. Biểu hiện của viêm da cơ địa rất đa dạng phụ thuộc vào độ tuổi cũng như tình trạng của từng bệnh nhân, bao gồm:

  • Các mảng da viêm đỏ, ngứa
  • Da khô, căng, nứt nẻ
  • Thỉnh thoảng có thể xuất hiện mụn nước trong một số trường hợp.

Bệnh eczema có lây không?

Tiếp xúc trực tiếp với hóa chất tẩy rửa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh eczema

Nguyên nhân gây bệnh chính xác của eczema chưa được biết rõ nhưng y học đã chứng minh được bệnh có liên quan đến sự đáp ứng quá mức của hệ thống miễn dịch của cơ thể với tác nhân kích thích. Tất cả những đáp ứng này gây nên triệu chứng của bệnh eczema. Chính vì thế bệnh eczema hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm.

Ngoài ra, bệnh eczema được cho là có liên quan đến các yếu tố sau

  • Yếu tố di truyền: Theo thống kê, bệnh eczema thường gặp ở các thành viên trong cùng gia đình có tiền sử mắc bệnh.
  • Các bệnh lý khác: Một số bệnh liên quan có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh eczema như: dị ứng, hen suyễn.
  • Tiếp xúc hóa chất: Thường xuyên tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại như: xi măng, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa hóa học, nước bẩn ô nhiễm… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh eczema
  • Khiếm khuyết về hàng rào bảo vệ da cũng khiến da không giữ được độ ẩm và các mầm bệnh như vi khuẩn, vi rút dễ xâm nhập.
  • Viêm nhiễm đường hô hấp trên cũng có thể là yếu tố kích hoạt đợt bùng phát bệnh.
  • Stress có thể làm bệnh nặng hơn

Bệnh eczema có chữa được không?

Thăm khám bác sĩ da liễu trước khi dùng bất kỳ loại thuốc điều trị nào (Ảnh minh họa)

Như đã đề cập ở phần trên, eczema là căn bệnh liên quan đến cơ địa nên không thể trị dứt điểm. Tuy nhiên hầu hết người bệnh đều có thể được kiểm soát hiệu quả tình trạng bệnh với các phương pháp điều trị và tránh các tác nhân kích thích.

Việc điều trị chủ yếu nhằm vào kiểm soát các triệu chứng như ngứa ngáy, giảm viêm da, ngăn ngừa hay trị liệu tình trạng bội nhiễm (nếu có), giảm thiểu sự xuất hiện của những thương tổn mới trên da.

Để điều trị bệnh eczema hiệu quả, người bệnh cần lưu ý:

  • Tắm rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm
  • Thoa kem dưỡng ẩm trong vòng 3 phút sau khi tắm để khóa ẩm
  • Dưỡng ẩm da mỗi ngày
  • Mặc quần áo cotton và các chất liệu mềm mại, tránh các loại quần áo sợi thô ráp và bó sát
  • Sử dụng sữa tắm có tính tẩy rửa nhẹ hoặc không có chất tẩy rửa
  • Lau khô da với khăn tắm cotton nhẹ nhàng không chà xát trên da
  • Tránh thay đổi nhiệt độ môi trường quá nhanh hoặc các hoạt động khiến ra mồ hôi nhiều
  • Học cách nhận biết và tránh các tác nhân gây khởi phát bệnh như xi măng, thuốc nhuôm, sơn xe, dầu mỡ, thuốc trừ sâu…, hóa chất tẩy rữa, xà phòng, chất tẩy vệ sinh…
  • Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ tránh cào gãi làm trầy xước da

BS. CKI Lê Vi Anh, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM)

Tags: bệnh eczema có lây khôngeczema có chữa được khôngeczema dị ứngeczema do cơ địa
Share367SendSend
Previous Post

Đặc điểm giãn mạch vùng mặt và hiệu quả ánh sáng xung cường độ cao trong điều trị giãn mạch da mặt tại BV Đại học Y Dược TPHCM

Next Post

NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH SẸO LÕM VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ?

Related Posts

Công tác & Điều trị

Điều trị bằng Laser công suất thấp

by Quý
06/12/2020
0

Điều trị bằng laser công suất thấp có nhiều lợi ích trong việc kích thích tái tạo mô, làm liền...

Read more
Load More
Next Post

NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH SẸO LÕM VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ?

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

by Quý
27/03/2023
0

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM