• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Bệnh Lupus ban đỏ và phát ban trên da, nguyên nhân do đâu?

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Luspus ban đỏ là một bệnh mạn tính, trong đó hệ thống miễn dịch cơ thể tạo ra các protein gọi là tự kháng thể tấn công các tế bào và mô của chính cơ thể. Tuy chưa có cách chữa trị khỏi nhưng người mắc bệnh lupus ban đỏ có thể kiểm soát các triệu chứng bằng điều trị thích hợp. Cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây. 

Xem thêm

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ

Theo các nhà nghiên cứu y khoa, các nguyên nhân gây bệnh lupus phát ban trên da đó là:

Di truyền: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số gien có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lupus. Những người sinh ra trong gia đình có người mắc bệnh lupus ban đỏ sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.

Tác động môi trường sống: khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, sử dụng các loại thuốc làm cho cơ thể nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời như kháng sinh trimethoprim-sulfamethoxazole, sulfisoxazole và minocycline cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh lupus.

Tiếp xúc với bụi silica thường xuyên cũng sẽ khiến tăng nguy cơ mắc bệnh.

Hormone trong cơ thể thay đổi: Sự thay đổi của nồng độ hormorne trong cơ thể cũng là nguyên nhân góp phần xuất hiện của bệnh lupus. Điều này có thể giải thích vì sao phụ nữ thường mắc nhiều hơn nam giới, đặc biệt trong và sau khi mang thai.

Khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, sử dụng các loại thuốc làm cho cơ thể nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh lupus.

Các triệu chứng thường gặp của lupus: 

Đau cơ và khớp: người mắc bệnh thường cảm thấy đau và cứng các khớp, cơ (có thể bị sưng hoặc không sưng). Các vùng trên cơ thể thường bị đau như cổ, đùi, vai và phần trên của cánh tay.

Sốt: người bệnh có thể bị sốt trên 37,50C, triệu chứng này là do bị viêm hoặc nhiễm

Phát ban: người bệnh có thể bị phát ban ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là vùng thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt, cánh tay, bàn tay. Một dấu hiệu khá phổ biến của lupus là phát ban màu đỏ hình cánh bướm bướm trên mũi và má.

Tức ngực: Lupus phát ban trên da có thể phối hợp biển hiện cơ quan hô hấp như phổi. Điều này gây ra đau ngực, khó thở.

Nhạy cảm với ánh sáng: hầu hết những người bị lupus ban đỏ thường nhạy cảm với ánh sáng. Tiếp xúc với ánh sáng có thể gây phát ban, sốt, mệt mỏi hoặc đau khớp ở một số người bị lupus.

Gặp vấn đề về thận: một nửa số người bị lupus gặp vấn đề về thận, gọi là viêm thận lupus. Các triệu chứng như tăng cân, sưng mắt cá chân, huyết áp cao và giảm chức năng thận.

Loét miệng: những vết loét này thường xuất hiện trên vòm miệng, nhưng cũng có thể xuất hiện ở nướu, bên trong má và trên môi.

Cơ thể mệt mỏi: người bị bệnh lupus có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức ngay cả khi ngủ đủ giấc.

Trí nhớ giảm: một số người bị lupus ban đỏ cho biết họ thường xuyên bị quên hoặc nhầm lẫn.

Máu đông: Người bị bệnh lupus có thể bị nguy cơ đông máu. Điều này có thể gây ra cục máu đông ở chân, đột quỵ, đau tim hoặc sảy thai nhiều lần.

Bệnh về mắt: người bệnh lupus có thể bị khô mắt, viêm mắt và phát ban ở mí mắt.

Bệnh lupus phát ban trên da có ngứa không?

Nhiều người thắc mắc bệnh lupus ban đỏ có ngứa không? Mặc dù bệnh lupus ban đỏ gây ra phát ban tổn thương trên da nhưng thường không gây ngứa hoặc ngứa ít.

Mẹo giúp kiểm soát bệnh lupus phát ban trên da

Mặc dù chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh lupus nhưng có thể thực hiện cách dưới đây để kiểm soát bệnh, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu bệnh bùng phát trở lại:

  • Điều quan trọng là dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Sử dụng thuốc đúng chỉ định ngay cả khi giảm hay hết các triệu chứng, vì việc này sẽ ngăn bệnh lupus bùng phát,
  • Tránh tiếp xúc với tia UV từ ánh nắng mặt trời và các nguồn khác vì chúng có thể khiến cho bệnh lupus bùng phát. Tránh để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Thoa kem chống nắng mỗi ngày và mặc quần áo chống nắng khi đi ra ngoài.
  • Tránh để cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng, kiệt sức.
  • Mặc dù người mắc bệnh lupus không phải tuân theo chế độ ăn kiêng. Nhưng tốt nhất là ăn uống thực phẩm bổ dưỡng gồm trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, thịt và cá để tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

ThS. BS. Thái Thanh Yến

Tags: bệnh lupus ban đỏ và phát ban trên danguyên nhân gây lupus ban đỏ
Share768SendSend
Previous Post

Viêm nang lông là gì? nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Next Post

Bệnh lang ben: nguyên nhân triệu chứng và cách trị hiệu quả

Related Posts

No Content Available
Load More
Next Post

Bệnh lang ben: nguyên nhân triệu chứng và cách trị hiệu quả

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

by Quý
27/03/2023
0

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Trang điểm như thế nào khi da đang bị nổi mụn?

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM