• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Bí quyết giải nhiệt mùa nóng

BSCKII Vương Thế Bích Thanh

Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ môi trường vào mùa hè thời gian gần đây tăng cao hơn các năm trước khiến cơ thể cảm thấy nóng bức, khó chịu hơn các mùa khác trong năm. Nhằm giải nhiệt mùa nóng để nâng cao chất lượng cuộc sống, mọi người có thể áp dụng một số cách đơn giản nhưng hiệu quả.

Xem thêm

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Cơ chế điều hòa nhiệt độ của cơ thể

Nhiệt độ cơ thể bình thường vào khoảng 37ºC, và có thể thay đổi 0,5ºC tùy thuộc vào thời gian trong ngày. Hệ thống điều hòa nhiệt độ giúp duy trì nhiệt độ bên trong cơ thể ổn định bao gồm vùng dưới đồi trong não, các tuyến mồ hôi, hệ mao mạch ở da và hệ tuần hoàn.

Tăng thân nhiệt xảy ra khi cơ chế điều hòa nhiệt độ của cơ thể bị rối loạn khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao. Khi thân nhiệt tăng, nếu nhiệt độ cơ thể tăng trên 38ºC thường được xem là sốt.

Mùa hè nóng nực cần chọn thực đơn phù hợp cho mục đích giải nhiệt, ưu tiên thực phẩm thanh nhiệt, chứa nhiều nước giúp làm mát cho cơ thể như dưa leo, củ đậu, bầu bí, cà chua, củ cải, dưa hấu, rau dền, mướp đắng, rau diếp, các loại trái cây quả mọng… Ảnh minh họa

Một số lý do khiến tăng thân nhiệt như cơ thể đang mắc các bệnh nhiễm trùng, một số bệnh rối loạn nội tiết như cường giáp, rối loạn hệ thần kinh trung ương như chấn thương não, tổn thương tủy sống, một số bệnh về thần kinh, khối u, hoặc đang dùng một số thuốc như kháng sinh, kháng viêm không steroid, thuốc chống trầm cảm…

Ngoài ra, thực hành các bài tập thể dục cường độ cao, mặc quần áo bằng vật liệu tổng hợp, bó sát, không thoáng khí, dùng thức ăn cay, nhiều dầu mỡ hoặc đồ chiên rán, tiêu thụ đồ uống có caffeine hoặc rượu… là một số nguyên nhân khiến tăng thân nhiệt tạm thời.

Thời tiết khắc nghiệt cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng điều nhiệt của cơ thể. Khi thời tiết nóng và ẩm, đối lưu dòng khí ít, nhất là vào mùa hè hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu khiến cơ thể quá nóng, phải tăng tiết mồ hôi dẫn đến mất nước và muối, đó là lý do khiến cơ thể cảm thấy nóng bức vào mùa hè.

Một số cách giải nhiệt mùa nóng

Uống đủ nước

Tiết mồ hôi là một trong những cách giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ, nhưng nó có thể bị ảnh hưởng khi mất quá nhiều mồ hôi, khiến cơ thể mất nước và mất muối. Vì vậy, uống đủ nước là cách tốt nhất để giảm nhiệt, giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu, đặc biệt là khi hoạt động thể chất nhiều.

Các loại nước uống giúp giải nhiệt rất đa dạng, có thể đơn giản như nước lọc, hay dạng nước đóng chai bổ sung thêm chất điện giải, nước ép hoa quả, nhất là nước dừa. Hãy nhớ, dù không ra mồ hôi cũng nên bổ sung thêm nước khi luyện tập.

Uống đủ nước là cách tốt nhất để giảm nhiệt, giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu, đặc biệt là khi hoạt động thể chất nhiều.Ảnh minh họa

Nhiệt độ nước thích hợp và lợi cho sức khỏe nhất là có mức nhiệt độ từ 10 – 300C. Về tần suất và lượng nước uống vào, nên uống từ từ và chia nhỏ lượng nước ở mỗi lần uống, ví dụ khi luyện tập nên uống 10 ngụm sau mỗi 15 phút hoặc lâu hơn. Nên hạn chế nạp vào cơ thể lượng nước quá nhiều cùng một lúc và quá đột ngột.

Sử dụng kết hợp quạt điều hòa và máy lạnh

Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm trước khi đầu tư mua thiết bị làm mát. Cách sử dụng kết hợp quạt và máy lạnh sẽ giúp giảm chi phí tiền điện, tăng tuổi thọ cho thiết bị cũng như có lợi cho sức khỏe so với sử dụng riêng máy lạnh. Ngoài ra, việc sử dụng máy lạnh quá nhiều trong thời gian dài sẽ làm giảm độ ẩm không khí trong phòng, dẫn đến khô da do mất nước. Sử dụng quạt giúp tăng sự đối lưu dòng khí trong phòng, mang lại cảm giác mát tự nhiên, phòng được thoáng khí giúp giảm mùi hôi từ máy lạnh và mang đến cho người dùng những trải nghiệm thoải mái, dễ chịu.

Bảo vệ da và làm đẹp da

Vào mùa hè nóng bức, nên mặc những trang phục phù hợp, ưu tiên lựa chọn quần áo rộng rãi, làm từ sợi tự nhiên màu sáng, thấm hút mồ hôi tốt như bông, cotton, vải lanh, hoặc lụa. Gần đây, với sự phát triển của khoa học, các nhà khoa học đã tạo ra một số loại vải đặc biệt để tạo cảm giác mát mẻ cho người mặc như các loại vải điều nhiệt, thoáng khí tốt nên giúp cơ thể tăng cảm giác thoải mái, dễ chịu khi mặc.

Thời tiết nóng bức và tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời có thể khiến cơ thể quá nóng, bị mất nước và khó tự làm mát hơn. Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bạn nên đội mũ rộng vành và đeo kính râm hoặc mang theo ô để che nắng, mặc quần áo tay dài, tấm che mặt bằng vải sợi dày, tối màu để giảm sự xuyên thấu của ánh nắng vào da.

Ngoài ra, cần bảo vệ da bằng cách thoa kem chống nắng chống được tia UVB và UVA. Thoa kem chống nắng có SPF 30 hoặc cao hơn khoảng 30 phút trước khi ra nắng. Nếu ở ngoài trời lâu, cần thoa lại sau một thời gian nhất định khoảng 2 đến 3 giờ để kem chống nắng hiệu quả hơn.

Theo BSCKII Vương Thế Bích Thanh, sau khi đi ngoài trời về, có thể làm dịu da bằng cách thoa kem dưỡng có tính chất dịu da và cấp ẩm như các sản phẩm có chứa thành phần của cây lô hội (nha đam) hoặc thoa lô hội tươi

Sau khi đi ngoài trời về, có thể làm dịu da bằng cách thoa kem dưỡng có tính chất dịu da và cấp ẩm như các sản phẩm có chứa thành phần của cây lô hội (nha đam) hoặc thoa lô hội tươi, massage nhẹ nhàng và rửa lại với nước. Hoặc đơn giản hơn, có thể sử dụng khăn ẩm để lau bớt mồ hôi trên cơ thể.

Đối với tay chân, bạn có thể nhúng chúng trong nước mát để giảm bớt nhiệt. Chỉ nên làm mát toàn bộ cơ thể bằng tắm nước mát hoặc nước nguội sau khi đã nghỉ ngơi trong phòng một thời gian, khi cơ thể tự điều hòa hạ thân nhiệt giúp nhiệt độ cơ thể ổn định trở lại ở mức bình thường.

Thực phẩm phục hồi da sau khi tiếp xúc dài với ánh nắng nên chú trọng đến nhóm giàu vitamin A giúp cải thiện làn da và ngăn ngừa sự lão hóa như thịt, cá, trứng và sản phẩm sữa, hay các thực phẩm giàu beta-carotene như những trái cây có màu đỏ, cam, vàng và rau xanh, quả mơ, cà rốt, khoai lang và bí ngô.

Thực phẩm phù hợp ngày hè

Mùa hè nóng nực cần chọn thực đơn phù hợp cho mục đích giải nhiệt. Nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm thanh nhiệt, chứa nhiều nước giúp làm mát cho cơ thể như dưa leo, củ đậu, bầu bí, cà chua, củ cải, dưa hấu, rau dền, mướp đắng, rau diếp, các loại trái cây quả mọng… Đậu phụ, đậu đỗ vì tính mát, tính hàn, có tác dụng làm mát và giải độc cơ thể, dùng nấu cháo, nấu canh, nấu chè…

Nên tránh xa thuốc lá, hạn chế thực phẩm giàu cafein, vì chúng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, tạo cảm giác nóng bức. Caffeine có trong cà phê, socola, trà, nước ngọt có ga, đồ uống thể thao và nhiều loại thuốc không kê đơn, vì vậy nên đọc kỹ nhãn mác trước khi sử dụng. Nên hạn chế hay loại bỏ rượu khỏi thực đơn khi trời nóng vì nó thực sự làm nóng cơ thể và gây chóng mặt mà nhiều người ví như “bốc hỏa”.

Tạo môi trường mát mẻ

Rất đa dạng như trồng cây cảnh trong nhà vừa có tác dụng làm đẹp, lại làm cho ngôi nhà mát mẻ, tăng cường oxy trong phòng do sự quang hợp của cây. Một số cây có thể sống trong nhà và giúp lọc không khí như cây thường xuân, cây lan ý, trầu bà, dương xỉ, phát tài, lưỡi hổ, cây không khí… hoặc trồng cây quanh nhà, bên cửa sổ, ở ban công, lan can để tăng sự tươi mát cho ngôi nhà đồng thời giảm sự bức xạ trực tiếp của mặt trời vào trong phòng.

Nên chọn chất liệu ga trải giường phù hợp bằng bông hoặc vải lanh là tốt nhất để không khí lưu thông, thấm hút mồ hôi giúp da mát mẻ, dễ chịu. Hạn chế dùng chất liệu polyester vừa nóng lại dễ tăng ẩm. Hãy chọn loại vải có “số lượng sợi” từ 200 đến 400, nếu số lượng sợi nhiều hơn sẽ gây bí, “vải không thở được” và giữ nhiều nhiệt lẫn độ ẩm hơn.

Ngoài ra, có thể dùng một số biện pháp để giảm nhiệt độ phòng như mở cửa sổ, bật quạt để không khí có thể lưu thông, tránh để phòng quá kín sẽ gây cảm giác bức bí, khó chịu.

https://www.khoahocphothong.com.vn/bi-quyet-giai-nhiet-mua-nong-61281.html

Tags: BSCKII Vương Thế Bích Thanhgiải nhiệt mùa nónglàm dịu dalô hội
Previous Post

Nói chuyện với bệnh nhân về các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Next Post

Bệnh tổ đỉa, phòng ngừa, chữa trị như thế nào?

Related Posts

Bệnh Da Liễu

Bác sĩ của bạn: Viêm tuyến mồ hôi mủ

by Quý
25/06/2024
0

Người bệnh mắc viêm tuyến mồ hôi mủ thường bị ngứa, nhất là vùng da có nếp gấp hoặc ở...

Read more

Bác sĩ của bạn: Cách điều trị mụn đầu đen

26/05/2023

Tuân thủ điều trị mụn vẫn còn là một thách thức cho lứa tuổi teens

10/04/2023

Bệnh tổ đỉa, phòng ngừa, chữa trị như thế nào?

03/03/2023
Load More
Next Post

Bệnh tổ đỉa, phòng ngừa, chữa trị như thế nào?

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
12/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status