• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Cách chống nắng tự nhiên hiệu quả bảo vệ da

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Bên cạnh sử dụng các sản phẩm chống nắng công nghiệp, bạn hoàn toàn có thể tự bảo vệ làn da của mình bằng các cách chống nắng tự nhiên từ ở nhà, ở trường hay đi ra ngoài. Một trong những điều cần quan tâm là độ SPF trong các sản phẩm chống nắng tự nhiên khi bạn tự thực hiện. Nếu bạn làm việc hay sinh hoạt tại trường học hay nơi có “nhiều” nắng như đi biển, SPF tối thiểu cần có là 45.

Xem thêm

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Thực hư tế bào gốc trị bách bệnh

Chống nắng tại nhà

Đừng cho rằng dù ở nhà nhiều thì không cần chống nắng. Ánh nắng vẫn có thể xuyên qua cửa kiếng, quần áo tác động đến da. Dưới đây là một số sản phẩm chống nắng tự nhiên bạn có thể tự chế biến từ gỗ đàn hương, dầu hạt mè, dầu hướng dương, dầu dừa, nghệ tây, dầu jojoba, bơ hạt mỡ hay vitamin E.

Best Homemade DIY Night Creams For Beautiful Skin
Bạn hoàn toàn có thể tự bảo vệ làn da của mình bằng các cách chống nắng tự nhiên từ ở nhà, ở trường hay đi ra ngoài, nhưng đừng quên chỉ số chống nắng phải từ 45SPF trở lên

Dùng gel lô hội trộn với một ít bột nghệ, sau đó để đông lạnh thành đá viên. Trước khi ra ngoài thoa nhẹ sản phẩm này lên da và để khô. Lô hội có tác dụng dưỡng da trong khi nghệ có khả năng bảo vệ da khỏi vi khuẩn khi bạn dễ ra mồ hôi.

Làm hỗn hợp từ nước ép lô hội, một vài giọt glycerin và nước hoa hồng. Bảo quản hỗn hợp này trong chai xịt và để trong tủ lạnh. Sử dụng trên các vùng da ít được che chắn khi cần thiết.

Chuẩn bị 30ml mỗi loại dầu dừa, dầu mè và dầu hướng dương; trộn chung vào chén và làm nóng bằng đun cách thủy cho đến khi dầu dừa tan ra. Thêm vào đó một vài giọt vitamin E. Cho thêm một ít kẽm oxit (khoảng 15% tổng khối lượng hỗn hợp), sản phẩm sẽ có khả năng chống nắng tự nhiên ở mức SPF từ 15 đến 18.

Cách chống nắng tại trường học

Nếu nhà bạn có trẻ đang trong độ tuổi đến trường, nên trang bị cho trẻ một số thói quen chống nắng tự nhiên dưới đây để giúp trẻ bảo vệ da hiệu quả hơn khi đi học.

  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10 giờ đến 16 giờ vì đây là khoảng thời gian có lượng UV rất cao.
  • Nên sinh hoạt dưới bóng râm, hạn chế chạy nhảy ngoài trời nắng nóng
  • Có áo mũ phù hợp để che chắn khi cần thiết

Cách chống nắng khi đi biển

Trước khi đi biển 2 – 3 ngày bạn không nên tẩy tế bào chết cũng là cách giúp da “dày dặn” hơn, khỏe hơn trước tác hại của ánh nắng mặt trời. Bạn cũng không nên vui chơi tại bãi biển hay tắm biển quá lâu vì môi trường cát và nước có khả năng phản chiếu nhiều tia bức xạ hơn bình thường khiến da nhanh bị tổn thương hơn hay cháy nắng. 

How to make a biodegradable sunscreen at home? | KOKO GLOW
Dùng nhiều thực phẩm như cà rốt, rau bina và bông cải xanh có chứa carotene – dưỡng chất cơ thể chuyển thành vitamin A cũng cần thiết không kém trong bảo vệ da giảm tác hại từ ánh nắng mặt trời

Chống nắng khi làm việc ngoài trời

Điều không thể thiếu để bảo vệ da khi làm việc ngoài trời là cần che chắn kỹ lưỡng. Lúc này, quần áo bảo hộ, mũ rộng vành, găng tay hay kính râm là các vật dụng quan trọng.

Bạn cũng có thể áp dụng thêm các phương pháp chống nắng tự nhiên ở nhà để tăng sự bảo vệ da khi cần ra ngoài làm việc.

Bên cạnh các phương cách chống nắng tự nhiên ở trên, bạn còn có một cách bảo vệ da từ bên trong, đó là việc bổ sung đầy đủ 3 loại vitamin sau:

Vitamin A: Giúp da mềm mại, sáng màu hơn và tăng khả năng tự bảo vệ chống lại cháy nắng. Vitamin A có nhiều trong trứng, phô mai, bơ và cá ngừ. Ngoài ra dùng nhiều các thực phẩm như cà rốt, rau bina và bông cải xanh có chứa carotene – dưỡng chất cơ thể chuyển thành vitamin A cũng cần thiết không kém.

Vitamin C: không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà vitamin C còn tăng cường cả khả năng chống nắng của da. Đây là vitamin được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa, có nhiều trong chanh, cam, bưởi, dâu tây, khoai tây,…

Vitamin E: Vitamin E cũng giúp chống oxy hóa và hoạt động như một lá chắn chống lại các gốc tự do được sinh ra khi tia UV tác động lên da. Thường xuyên bổ sung vitamin E còn hạn chế tổn thương khi da phải thường xuyên tiếp xúc với nắng mặt trời. Bạn nên bổ sung các thực phẩm như hạt hướng dương, quả óc chó, hạnh nhân hay sản phẩm ngũ cốc

BS. CKII Phạm Đình Lâm, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược

Tags: bảo vệ dacháy nắngchống nắng tự nhiên hiệu quảtẩy tế bào chết
Share447SendSend
Previous Post

Cần làm gì để hạ nhiệt tức tốc cho da khi bị cháy nắng – bỏng nắng?

Next Post

Tăng sắc tố do mụn trứng cá

Related Posts

Các Bệnh Da Khác

Phục hồi da sau kỳ nghỉ Tết

by Quý
13/02/2023
0

Trong thời gian nghỉ Tết, sinh hoạt bị xáo trộn gây nhiều ảnh hưởng tới làn da. Sau tết, chúng...

Read more

Để mụn không còn là nỗi ám ảnh

28/08/2022

Tẩy tế bào chết cho da

07/06/2022

Gia đình siêu khỏe: Nắng nóng và tia cực tím

04/04/2022
Load More
Next Post

Tăng sắc tố do mụn trứng cá

Bài xem nhiều

Công tác & Điều trị

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

by Quý
22/03/2023
0

Đa phần nốt ruồi lành tính, theo thời gian, sẽ không thay đổi. Nốt ruồi ác tính, nốt ruồi bệnh...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Thực hư tế bào gốc trị bách bệnh

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM