• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Cẩn trọng khi tẩy, lột trắng da cấp tốc tại nhà

Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Chị Loan 43 tuổi, nhập viện trong tình trạng da đỏ, ngứa, sưng phù mắt do tẩy trắng da cấp tốc tại nhà.

Xem thêm

Kết hợp baricitinib và corticosteroid tại chỗ trong điều trị viêm da cơ địa

Bác sĩ của bạn: Viêm quầng là bệnh gì?

Lành thương

Con người vẫn còn gene tạo nên bộ lông cho toàn cơ thể

Gần Tết, chị Loan tìm hiểu gói chăm sóc da tại cơ sở thẩm mỹ, giá vài chục triệu đồng và phải theo liệu trình dài. Cuối cùng, chị lên mạng mua kem làm trắng da cấp tốc để tiết kiệm thời gian và kinh tế.

Kem tẩy trắng da cấp tốc tại nhà thường chứa “độc chất”

Sau 5 ngày dùng, chị bị ngứa, sẩn đỏ tại vùng thoa kem. Người bán hàng giải thích là do da nhạy cảm, “từ từ da quen với thuốc thì sẽ hết”. Tuy nhiên, vết sẩn đỏ nặng hơn, nổi hồng ban, mụn nước rỉ dịch vàng, ngứa nhiều vùng mặt – cổ, sưng phù mặt, nhất là mắt, chị đến Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện đại học Y dược TP HCM, khám hồi đầu tháng 1.

Bác sĩ Trần Ngọc Khánh Nam chẩn đoán bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc dị ứng do dùng thuốc không rõ nguồn gốc. Bác sĩ yêu cầu dừng tất cả mỹ phẩm đang sử dụng, kết hợp điều trị với các thuốc kháng viêm, kháng sinh bôi và thuốc chống dị ứng. Sau hơn một tuần điều trị, các triệu chứng giảm 90%, bệnh nhân thoa thêm kem dưỡng ẩm, làm dịu da.

Sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc để lột, tẩy trắng khiến da bị tổn thương, sạm đen, nhiễm trùng và sẹo xấu. Ảnh: Healthy

Bác sĩ Nam cho biết hơn một tháng nay, nhu cầu làm đẹp đón Tết tăng cao, trong đó liệu trình chăm sóc da ngắn ngày được quan tâm và lựa chọn. Nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu và tâm lý “một năm có một ngày Tết”, mọi người muốn có diện mạo đẹp để du xuân, gặp gỡ người thân, bạn bè. Tuy nhiên, nhiều người muốn làm đẹp cấp tốc đã lên mạng tìm thuốc, kem tẩy trắng da để nhanh “lột xác”.

Theo bác sĩ Nam, các kem tẩy trắng da cấp tốc tại nhà thường không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Thành phần kem này chứa corticosteroids, hydroquinone, thủy ngân, có thể kèm thêm một số chất gây bong lột da.

Corticosteroids có thể gây teo da, rạn da, viêm da tiếp xúc, mụn trứng cá, còn hydroquinone gây tăng sắc tố màu xanh đen.

Ngoài ra, thủy ngân gây các triệu chứng ngộ độc toàn thân như mệt mỏi, chán ăn, sưng ngón chân, mắt cá chân, phù quanh mắt, tổn thương thận.

Bên cạnh đó, sử dụng hóa chất để lột tẩy thực chất là bóc đi lớp sừng ngoài cùng và cả những nhân tố bảo vệ da. Lúc này, bạn cảm thấy da trắng tức thì, song lâu dần, da sẽ mỏng và yếu, bong tróc, nổi mụn, phát ban.

Làm đẹp cần có thời gian

Thông thường, làn da bị tổn thương do lột tẩy có thể điều trị để hồi phục từ từ, tùy thuộc vào mức độ tổn thương da ban đầu và sự tuân thủ điều trị của người bệnh.

Phương pháp điều trị bao gồm sử dụng các loại thuốc giúp làm dịu da, giảm kích ứng, phục hồi hàng rào bảo vệ da. Khi da ổn định, bác sĩ có thể can thiệp bằng các thủ thuật khác như điện di, tiêm vi điểm dưỡng, laser factional giúp trẻ hóa, tăng sinh collagen hồi phục da…

Để giảm thiểu tác hại với làn da dịp Tết, bạn nên thoa kem chống nắng thường xuyên và đúng cách, tẩy trang, rửa mặt sạch sẽ vào cuối ngày, tẩy da chết hai lần một tuần.

Khi du lịch, nên mặc áo quần dài tay, sử dụng nón rộng vành, ô che tối màu để hạn chế tiếp xúc nắng. Đối với những vùng khí hậu lạnh, việc thoa kem dưỡng ẩm cũng rất cần thiết để hạn chế khô da.

Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, đặc biệt uống nhiều nước. Hạn chế thức uống có ga và cồn, thức ăn ngọt, nhiều dầu mỡ. Tập thể dục đều đặn và không thức quá khuya.

Các chuyên gia khuyến cáo làm đẹp cần có thời gian, không đại tu nhan sắc cấp tốc và dùng dịch vụ kém chất lượng hoặc mua sản phẩm trôi nổi trên mạng. Nếu muốn tái tạo làn da, nên đến cơ sở y tế và thẩm mỹ uy tín để kiểm soát nồng độ acid phù hợp với từng loại da, từng loại bệnh lý, hạn chế tác dụng phụ.

https://vnexpress.net/can-trong-khi-tay-lot-trang-da-cap-toc-tai-nha-4558364.html

Tags: làm đẹp đón Tếtlột trắng da cấp tốc tại nhàtái tạo làn daThS. BS. Trần Ngọc Khánh Nam
Share348SendSend
Previous Post

Trò chuyện cùng chuyên gia: Nhuộm tóc, tẩy tóc có gây ung thư, vô sinh?

Next Post

Làm đẹp đón Tết, cần lưu ý gì để “da sáng, dáng xinh, lung linh vui xuân”!

Related Posts

Bệnh da dị ứng - miễn dịch

Bằng chứng: Chuyển đổi các thuốc sinh học tương tự (biosimilar) là an toàn và hiệu quả trong điều trị vẩy nến

by Quý
30/12/2022
0

Trong các nghiên cứu thực tế, các thuốc sinh học tương tự ức chế TNF trong điều trị vẩy nến...

Read more

Nghiên cứu xác định mối liên quan hai chiều giữa xơ cứng hệ thống và bạch biến

21/11/2022

Các thuốc kháng nấm tại chỗ trong viêm da cơ địa: Chưa được khẳng định hiệu quả?

21/11/2022

Điều trị vảy nến bằng phương pháp sinh học

16/10/2022
Load More
Next Post

Làm đẹp đón Tết, cần lưu ý gì để “da sáng, dáng xinh, lung linh vui xuân”!

Bài xem nhiều

Bệnh da dị ứng - miễn dịch

Kết hợp baricitinib và corticosteroid tại chỗ trong điều trị viêm da cơ địa

by Quý
07/02/2023
0

Theo kết quả nghiên cứu đăng trên Journal of the European Academy of Dermatology and Venereology, kết hợp baricitinib và...

Read more

Kết hợp baricitinib và corticosteroid tại chỗ trong điều trị viêm da cơ địa

Bác sĩ của bạn: Viêm quầng là bệnh gì?

Lành thương

Con người vẫn còn gene tạo nên bộ lông cho toàn cơ thể

Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc có thể gây biến đổi gene, ảnh hưởng chức năng sinh sản

Phỏng da mặt, tổn thương da do đắp mặt nạ tự chế

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM