• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Điều trị vảy nến sinh dục như thế nào?

ThS.BS Mạch Khánh Huy

Bạn được chẩn đoán là vảy nến sinh dục khi có các sang thương vảy nến trên hoặc xung quanh bộ phận sinh dục. Nhiều bệnh nhân bệnh vảy nến sẽ bùng phát sang thương ở khu vực này kể cả trẻ em. Vảy nến sinh dục có thể khiến bạn thấy xấu hổ nhưng điều quan trọng là bạn nên nói với bác sĩ da liễu về tình trạng này.

Xem thêm

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 14

Các công nghệ đột phá trong điều trị da liễu – thẩm mỹ

Làm sao để biết mình có bị lupus ban đỏ không?

CME: Tối ưu hóa quản lý bệnh nhân vảy nến thông qua mô hình câu lạc bộ

Vảy nến sinh dục có thể điều trị thành công và quản lý tốt. Ảnh minh họa

Việc điều trị đúng có thể giúp:

  • Loại bỏ ngứa, đau và rát
  • Điều trị dứt điểm hoặc gần như dứt điểm sang thương vảy nến

Bệnh nhân nên chia sẻ với bác sĩ da liễu về tình trạng trên thay vì tự ý dùng thuốc. Da ở khu vực này mỏng và nhạy cảm nên có thể bạn sẽ cần một kế hoạch điều trị khác với điều trị được áp dụng cho vùng da ngoài sinh dục.

Điều trị nào có thể áp dụng cho bệnh vảy nến sinh dục?

Một kế hoạch điều trị có thể bao gồm:

  • Thuốc thoa corticosteroid nhẹ (có hoặc không có thuốc mỡ calcitriol)
  • Thuốc thoa corticosteroid cường độ trung bình hoặc mạnh (dùng trong thời gian ngắn)
  • Hắc ín nhẹ (chỉ sử dụng nếu bác sĩ khuyên dùng)
  • Kem calcipotriene
  • Thuốc mỡ tacrolimus
  • Thuốc uống như cyclosporine, methotrexate hoặc thuốc sinh học

Nếu bạn làm theo kế hoạch điều trị nhưng không hiệu quả, điều bạn cần làm là trò chuyện với bác sĩ da liễu. Không có phương pháp điều trị nào phù hợp với tất cả mọi người và cá thể hóa điều trị là yếu tố cốt lõi để quản lý tốt bệnh vảy nến.

8 cách để làm dịu triệu chứng vảy nến sinh dục

Để có được kết quả điều trị tốt nhất và tránh bùng phát, bạn cần thực hiện những việc sau đây:

  1. Sử dụng các điều trị được bác sĩ kê đơn cho vùng sinh dục: Các thuốc điều trị vảy nến mà bạn đang sử dụng trên một bộ phận khác của cơ thể có thể gây hại cho vùng sinh dục. Tazarotene có thể gây kích ứng làm cho vảy nến ở bộ phận sinh dục nặng hơn.
    Bất kỳ loại trị liệu bằng ánh sáng nào (UVB, PUVA hoặc laser) đều có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư bộ phận sinh dục. Liệu pháp dùng hắc ín mạnh cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư bộ phận sinh dục.
  2. Báo cho bác sĩ da liễu biết nếu thuốc được kê đơn gây kích ứng da ở vùng sinh dục.
  3. Sử dụng sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ, không mùi: Khi tắm, bạn nên tránh dùng xà phòng khử mùi hoặc kháng khuẩn và sữa tắm. Những thứ này có thể gây kích ứng làn da mỏng manh, khiến bệnh vảy nến sinh dục bùng phát.
  4. Dưỡng ẩm: Nhẹ nhàng thoa kem dưỡng ẩm không mùi lên vùng da bị vảy nến sau khi tắm và khi vùng da đó khô để làm giảm tình trạng trầy xước và kích ứng.
  5. Sử dụng giấy vệ sinh loại tốt.
  6. Tránh để nước tiểu hoặc phân vấy lên vùng bị vảy nến sinh dục.
  7. Mặc đồ lót và quần áo rộng rãi: Quần áo bó sát có thể gây ma sát, có thể làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến.
  8. Ăn chất xơ: Ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ hoặc bổ sung chất xơ sẽ giúp nhu động ruột dễ dàng hơn.

Làm thế nào để thân mật khi bạn bị bệnh vảy nến sinh dục?

Nếu bạn bị bệnh vảy nến ở bộ phận sinh dục, bạn vẫn có thể thân mật. Làm theo lời khuyên này có thể giúp giảm kích ứng:

  • Khi da trên hoặc xung quanh bộ phận sinh dục của bạn bị sần sùi, hãy hoãn quan hệ tình dục.
  • Trước khi quan hệ, nhẹ nhàng làm sạch: Đảm bảo sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, không mùi. Làm sạch cũng sẽ giúp ngăn thuốc điều trị bệnh vảy nến dính lên bạn tình của bạn.
  • Đàn ông: Sử dụng bao cao su có bôi trơn: làm giảm nguy cơ kích ứng vùng bị vảy nến cho cả nam lẫn nữ.
  • Sau khi quan hệ tình dục, nhẹ nhàng rửa vùng sinh dục: Điều này giúp giảm kích ứng. Sau khi vệ sinh nên bôi thuốc điều trị

Bệnh vảy nến không lây:

Nếu bạn quan hệ tình dục với một người mắc vảy nến, bạn sẽ không bị bệnh vảy nến. Vảy nến không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Nguồn: https://www.aad.org/public/diseases/psoriasis/treatment/genitals/genital-treat

Tags: BS. Mạch Khánh HuyĐiều trị vảy nến sinh dụckhông lây truyền qua đường tình dụcTazaroteneung thư bộ phận sinh dụcvảy nến
Previous Post

Da trắng hay đen do đâu quyết định?

Next Post

Triệt lông bằng laser nguy cơ gặp tác dụng phụ không mong muốn

Related Posts

Bệnh vảy nến

CME: Tối ưu hóa quản lý bệnh nhân vảy nến thông qua mô hình câu lạc bộ

by vuong
20/07/2024
0

  Tối ưu hóa quản lý bệnh nhân vảy nến thông qua mô hình câu lạc...

Read more

Đừng xem nhẹ việc thiếu hụt các yếu tố vi lượng

14/11/2023

Hình xăm có thể kích hoạt bệnh vảy nến

22/10/2023

Công cụ dự đoán tiến triển viêm khớp vảy nến từ bệnh vảy nến, không cần các dấu ấn sinh học ưa thích

31/08/2023
Load More
Next Post

Triệt lông bằng laser nguy cơ gặp tác dụng phụ không mong muốn

Bài xem nhiều

Chăm sóc da

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

by vuong
14/05/2025
0

https://youtu.be/whdRSU8K5Dg 🔥🔥🔥 LỢI ÍCH CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI LÀN DA - THS.BS NGÔ ANH TUẤN - HTV9 🌞🌞🌞 Chương...

Read more

Lợi ích của Vitamin C đối với làn da – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Trẻ hóa da, nâng cơ bằng laser – BS.CKII Thạch Văn Toàn – HTV9

Hội thảo: Rụng tóc – tiếp cận đa chiều trong điều trị – CME

Khóa học TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY TRONG THẨM MỸ DA, KHÓA 15

Laser xung nhuộm màu (PDL) điều trị tổn thương mạch máu da – ThS.BS Tạ Quốc Hưng – HTV9

Hiểu đúng về công nghệ laser trong lĩnh vực thẩm mỹ – ThS.BS Ngô Anh Tuấn – HTV9

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • CLB Bệnh nhân vảy nến
    • Kiến thức Bệnh vảy nến
    • Câu hỏi thường gặp Bệnh vảy nến
    • Hộp thư tư vấn Bệnh vảy nến
    • Tư vấn online bệnh vảy nến
    • CLB Bệnh nhân Vảy nến Online – Da liễu BV ĐHYD
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2025 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM DMCA.com Protection Status