• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Hydroxychloroqine trong điều trị bệnh thấp khớp không liên quan đến kéo dài QTc

BS.CKI Dương Phương Chi, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Bất kể có đang được điều trị bằng hydroxychloroquine hay không, bệnh nhân bị SLE hoặc RA có độ dài QTc trung bình tương đương. Trong một nghiên cứu đoàn hệ lớn được báo cáo tại Hội nghị trực tuyến năm 2020 của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR), Hydroxychloroquine (HCQ) không liên quan đến kéo dài QTc ở những bệnh nhân điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) hoặc viêm khớp dạng thấp (RA).

Xem thêm

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Elizabeth Park, MD, một chuyên gia về Thấp khớp học tại Đại học Columbia, và các đồng nghiệp lưu ý, HCQ là một liệu pháp nền tảng cho SLE, và được sử dụng dưới dạng đơn trị liệu hoặc kết hợp với các loại thuốc điều trị thấp khớp kinh điển (DMARDs) khác cho viêm khớp dạng thấp (RA).

“Tuy nhiên, việc sử dụng nó trong điều trị COVID-19 đã làm dấy lên lo ngại về khả năng kéo dài QTc và tăng khả năng rối loạn nhịp tim”, Park và các đồng nghiệp nhận xét.

Để xác định mức độ liên quan của những mối lo ngại đó với việc sử dụng HCQ trong điều trị bệnh nhân SLE hoặc RA, Park và các đồng nghiệp đã tiến hành một nghiên cứu trên 681 bệnh nhân không mắc bệnh tim mạch, bao gồm 2 nhóm nghiên cứu đoàn hệ tương lai RA với điện tâm đồ (EKG) như một phần của thu thập dữ liệu nghiên cứu (n = 307) và một nhóm hồi cứu SLE (n = 374) với EKG được thực hiện như một phần của tiêu chuẩn chăm sóc.

Hydroxychloroquine (HCQ) không liên quan đến kéo dài QTc ở những bệnh nhân điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) hoặc viêm khớp dạng thấp (RA). (Ảnh minh họa)

Nhóm nghiên cứu đã phân tích mối liên quan giữa độ dài QTc và sử dụng HCQ, được điều chỉnh theo các đặc điểm cụ thể của bệnh và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Park giải thích với HCPLive®: “Đối với nhóm đoàn hệ SLE, chúng tôi đã xem xét lại độ dài QTc và việc sử dụng HCQ, tại thời điểm EKG, từ hệ thống hồ sơ y tế điện tử. “Đối với nhóm RA, EKG thu được tại thời điểm chụp hình ảnh tim mạch, và việc sử dụng HCQ được đánh giá tại thời điểm EKG.”

Các nhà điều tra nhận thấy rằng trong toàn bộ nghiên cứu đoàn hệ, độ dài QTc đã điều chỉnh ở những người sử dụng HCQ tương đương với những người không sử dụng HCQ; với mô hình logistic đa thức chứng minh rằng việc sử dụng HCQ không phải là yếu tố dự báo có ý nghĩa về QTc kéo dài> 440 hoặc> 500ms (OR, 0,89; KTC 95%, 0,25-3,2 và OR, 0,11; KTC 95%, 0,007-1,7, tương ứng). HCQ cũng không được tìm thấy là một yếu tố dự báo kéo dài trong cả hai nhóm đoàn hệ riêng biệt RA của SLE.

Mặc dù 9 trong số 11 bệnh nhân SLE có QTc> 500 đang trong điều trị với HCQ, đây vẫn là con số quá nhỏ để phát hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm HCQ. Các nhà điều tra lưu ý rằng không có rối loạn nhịp tim hoặc tử vong liên quan đến QTc> 500ms.

Không có tương tác đáng kể giữa việc sử dụng HCQ và các thuốc gây kéo dài QTc khác trong toàn bộ nghiên cứu đoàn hệ, nhưng có sự tương tác đáng kể (P = 0,014) giữa việc sử dụng HCQ và việc sử dụng thuốc chống loạn thần trong nhóm SLE, với QTc dài hơn ở những người dùng cả hai loại thuốc hơn những người chỉ dùng HCQ.

“Mặc dù chúng tôi không tìm thấy sự tương tác thống kê giữa việc sử dụng HCQ và các loại thuốc gây kéo dài QTc khác, nhưng có một số điều chúng tôi không đưa vào phân tích có thể thay đổi kết luận/giải thích”, Park nhận xét. “Điều đó bao gồm thời gian điều trị HCQ, liều lượng và nồng độ HCQ, và tuân thủ HCQ – tất cả đều có thể ảnh hưởng đến sự phơi nhiễm tích lũy với HCQ. Ngoài ra, thời gian, liều lượng và sự tuân thủ với mỗi loại thuốc gây kéo dài QTc cũng không được đánh giá.”

Park thừa nhận rằng việc loại trừ những bệnh nhân có triệu chứng của bệnh tim mạch khỏi nghiên cứu đã ngăn cản việc ngoại suy các phát hiện cho dân số đó, nhưng cho biết nhóm của cô đang lên kế hoạch nghiên cứu thêm để tìm ra sự an toàn của HCQ trong nhóm nguy cơ cao đó.

Park khuyến cáo: “Điều đó nói lên rằng, người ta có thể đưa ra trường hợp cho những người có bất thường hệ dẫn truyền tim – hoặc có các yếu tố nguy cơ cao khác đối với kéo dài QTc, hoặc sử dụng các thuốc gây kéo dài QTc khác không thể ngừng/giảm liều, người cao tuổi… phải thận trọng với liều lượng HCQ cao hơn các hướng dẫn được khuyến nghị và xem xét theo dõi điện tâm đồ.”

Nghiên cứu “Việc sử dụng hydroxychloroquine không liên quan đến độ dài QTc trong một thuần tập lớn bệnh nhân SLE và RA,” đã được trình bày tại ACR 2020.

Tags: BS.CKI Dương Phương ChiHydroxychloroquinelupus ban đỏ hệ thốngviêm khớp dạng thấp
Share348SendSend
Previous Post

Chấm TCA trị sẹo lõm giải quyết nhiều vấn đề về da an toàn và hiệu quả

Next Post

Ketoconazole thoa tại chỗ – mẹo trị mụn trứng cá?

Related Posts

Chăm sóc da

Có nên rửa mặt bằng nước muối?

by Quý
13/02/2023
0

Nhiều người nói rửa mặt bằng nước muối giúp làm sạch, sáng da nhưng tôi dùng lại bị sạm, khô....

Read more

Kết hợp baricitinib và corticosteroid tại chỗ trong điều trị viêm da cơ địa

09/02/2023

Phát ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP) và thời gian nằm viện

30/12/2022

Lupus ban đỏ dạng đĩa tiến triển thành Lupus ban đỏ hệ thống thể nặng: Một số yếu tố nguy cơ

30/12/2022
Load More
Next Post

Ketoconazole thoa tại chỗ - mẹo trị mụn trứng cá?

Bài xem nhiều

Công tác & Điều trị

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

by Quý
22/03/2023
0

Đa phần nốt ruồi lành tính, theo thời gian, sẽ không thay đổi. Nốt ruồi ác tính, nốt ruồi bệnh...

Read more

Vui sống mỗi ngày: Xóa nốt ruồi, có những phương pháp nào?

Nghiên cứu đánh giá các kiểu hình viêm da cơ địa liên quan đến tuổi

Bác sĩ của bạn: Móng tay lõm hình thìa là bệnh gì?

Nhận ‘trái đắng’ khi dùng serum đặc trị theo tư vấn trên mạng

Làm đẹp da bằng tế bào gốc trôi nổi, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Thực hư tế bào gốc trị bách bệnh

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM