• Giới thiệu
  • Liên hệ
Khoa Da Liễu - Thẩm Mỹ Da Bệnh Viện Y Dược - Đại Học Y Dược
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
No Result
View All Result
Khoa Da Liễu Thẩm Mỹ Da - Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
No Result
View All Result

Lăn khử mùi có giảm mồ hôi nách?

Chia sẻ lên FacebookShare on Twitter

Mùa hè, vùng da dưới nách của tôi tiết nhiều mồ hôi nên rất bất tiện. Nhờ bác sĩ tư vấn loại lăn khử mùi vừa giảm mùi vừa giảm tiết mồ hôi. (Hoàng, 25 tuổi, Hà Nội).

Xem thêm

Probiotics cải thiện bệnh vảy nến, chất lượng cuộc sống sau 8 tuần

Hướng dẫn sử dụng kem chống nắng lần thứ 16: 2/3 kem chống nắng không đạt chuẩn

Hiệu quả của tia UVB dải hẹp trong điều trị bạch biến

Các phương pháp trẻ hóa da hiệu quả, bệnh nhân cũng phải bất ngờ

Trả lời:

Lăn khử mùi thường được chia làm hai loại dựa vào thành phần. Loại đầu tiên được gọi là deodorant, chứa các hoạt chất như triclosan hay chlorhexidine, tác động trực tiếp lên hệ vi khuẩn trên da và thường chứa hương liệu để giúp giảm mùi tối đa. Loại thứ hai là antiperspirant, chứa các hợp chất của nhôm hay zirconia, khóa tạm thời lỗ chân lông vùng nách, giúp giảm tiết mồ hôi.

Ảnh minh họa

Bản chất mồ hôi ở nách có nhiều protein hơn mồ hôi tiết ra ở những vị trí khác nên chúng dễ bị các vi khuẩn trên da phân hủy và tạo mùi khó chịu. Để sử dụng loại lăn nách hiệu quả, bạn cần hiểu rõ tình trạng cơ thể mình.

Nách không tiết nhiều mồ hôi nhưng vẫn có mùi khó chịu, bạn nên chọn lăn nách loại deodorant. Còn nách bạn tiết quá nhiều mồ hôi thì nên dùng lăn nách loại antiperspirant.

Đặc biệt, hoạt chất trong deodorant như triclosan hay chlorhexidine thực chất là một chất kháng khuẩn nên vi khuẩn có thể sinh ra hiện tượng đề kháng. Sau một thời gian sử dụng, sản phẩm loại này có thể làm giảm hiệu quả. Lăn nách loại antiperspirant thì thường không xảy ra hiện tượng này.

Tuy nhiên, dùng lăn khử mùi kéo dài cũng là một yếu tố làm da nách bị thâm do ma sát. Không nên lăn quá nhiều lần trong ngày khiến cho lỗ chân lông bị bít lại. Làm khô da trước khi sử dụng.

Trẻ trong tuổi dậy thì, hàng rào bảo vệ da đã tương đối hoàn chỉnh, không dễ bị kích ứng bởi các hóa chất thông thường. Nếu trẻ không có tiền sử dị ứng với các thành phần trong lăn khử mùi, bạn có thể cho trẻ dùng khi cần thiết. Trường hợp da nhạy cảm, dùng lăn khử mùi loại antiperspirant.

Ngoài ra, nên mặc các loại quần áo rộng rãi, không bó sát, chất liệu vải thông thoáng, dễ thấm hút. Hạn chế ăn các thực phẩm có thể làm tăng mùi mồ hôi như tỏi, hành, quế, hồi… để giảm mùi và mồ hôi ở vùng nách. Nên triệt hay cạo sạch lông vùng nách để tránh mồ hôi tiết nhiều, gây bít tắt lỗ chân lông, viêm nang lông.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Minh Châu

Nguồn: https://vnexpress.net/lan-khu-mui-co-giam-mo-hoi-nach-4464875.html

Tags: antiperspirantdeodorantlăn khử mùilăn náchThS.BS Lê Minh Châu
Share348SendSend
Previous Post

Thuốc bôi Clascoterone dạng kem – liệu pháp an toàn và hiệu quả điều trị mụn trứng cá?

Next Post

Cách dùng giấy thấm dầu hút sạch bã nhờn trên da

Related Posts

Rối Loạn Sắc Tố

Hiệu quả của tia UVB dải hẹp trong điều trị bạch biến

by Quý
02/07/2022
0

Bài tổng quan cập nhật gần đây cho thấy liệu pháp ánh sáng với tia UVB dải hẹp là phương...

Read more

Thuốc bôi Clascoterone dạng kem – liệu pháp an toàn và hiệu quả điều trị mụn trứng cá?

20/05/2022

Acitretin là liệu pháp mới điều trị nấm móng?

17/05/2022

Thông tin về mụn trên mạng xã hội đa số không phải do bác sĩ da liễu đăng

26/05/2022
Load More
Next Post

Cách dùng giấy thấm dầu hút sạch bã nhờn trên da

Bài xem nhiều

Bệnh da tự miễn

Probiotics cải thiện bệnh vảy nến, chất lượng cuộc sống sau 8 tuần

by Quý
05/07/2022
0

Bổ sung probiotics trong 8 tuần giúp cải thiện đáng kể mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến và...

Read more

Probiotics cải thiện bệnh vảy nến, chất lượng cuộc sống sau 8 tuần

Hướng dẫn sử dụng kem chống nắng lần thứ 16: 2/3 kem chống nắng không đạt chuẩn

Hiệu quả của tia UVB dải hẹp trong điều trị bạch biến

Các phương pháp trẻ hóa da hiệu quả, bệnh nhân cũng phải bất ngờ

Vui sống mỗi ngày: Vì sao hay nổi mụn ở lưng khi vào hè?

Bác sĩ gia đình: Tiêm tan mỡ có thực sự tan mỡ?

Load More
  • Chuyên môn & Điều trị
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp
(028).3952.7117

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

No Result
View All Result
  • Chuyên môn & Điều trị
    • Thẩm Mỹ Da
    • Bệnh Da Liễu
      • Bệnh da nhiễm khuẩn
      • Bệnh da do ký sinh trùng côn trùng
      • Bệnh da do virus
      • Bệnh da tự miễn
      • Bệnh da dị ứng – miễn dịch
      • Bệnh Đỏ Da Có Vảy
      • Rối Loạn Sắc Tố
      • Các Bệnh Da Khác
    • Chăm sóc da
  • Đào tạo
    • Lâm sàng
    • CME
    • Khác
  • Nghiên cứu khoa học
  • Truyền thông
  • Videos
  • Hỏi Đáp

© 2019 KHOA DA LIỄU - THẨM MỸ DA - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM